Chú Ý 2 Loại Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Giai Đoạn 30 Ngày Tuổi
Trong quá trình nuôi tôm giai đoạn 30 ngày tuổi, có hai loại bệnh phổ biến mà người nuôi cần chú ý: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và Bệnh đỏ đuôi.
1. Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp Tính - AHPND
Nguyên Nhân:
Con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng gan tụy của tôm.
Dấu Hiệu Nhận Biết:
Tôm chậm lớn, chết ở đáy ao.
Tôm lờ đờ, tấp mé, giảm ăn và chết sau đó.
Gan tôm nhiễm bệnh thường sưng to, mềm nhũn, biến màu.
Cách Điều Trị:
Chưa có thuốc đặc trị, tập trung vào biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
Xử lý nước ao bằng chlorine (20-30 ppm).
Sử dụng BKC, IODINE để xử lý ao nếu cần.
Trộn oxytetracycline vào thức ăn.
Cách Phòng Bệnh:
Chọn tôm giống chất lượng và không nhiễm bệnh.
Kiểm tra sức khỏe tôm và chất lượng nước định kỳ.
Quản lý môi trường nước với các thông số phù hợp.
2. Bệnh Đỏ Đuôi (Taura Syndrome Virus - TSV)
Nguyên Nhân:
Virus Picornavirus, lây truyền chủ yếu từ nước nhiễm virus và từ tôm bệnh sang tôm khỏe.
Dấu Hiệu Nhận Biết:
Tôm yếu, èo uột, vỏ mềm, chậm lớn.
Gan tụy màu vàng, thân tôm có màu đỏ nhạt.
Tôm chết trong quá trình lột xác.
Cách Điều Trị:
Không có phương pháp điều trị chính thức.
Ngăn chặn tôm lột xác bằng cách giảm thức ăn và duy trì pH > 8.0.
Duy trì chất lượng nước tốt và sục khí.
Cách Phòng Bệnh:
Giữ cho môi trường ao sạch sẽ.
Tránh sử dụng hóa chất và kháng sinh khi tôm đã bị nhiễm bệnh.