COPEPODA CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ ?

catovina Tác giả catovina 28/03/2023 9 phút đọc

Copepoda là một loài sinh vật nhỏ bé trong ao nuôi tôm hiện nay của bà con nông dân, Copepoda có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong hoat động kinh doanh nuôi tôm cá của bà con, đây được đánh giá là một trong những nguồn thức ăn tự nhiên mà không một loại thức ăn công nghiệp nào có thể thay thế được trong ao nuôi tôm, cá, ếch, lương. Thức ăn tự nhiên ngoài copepoda, thì còn có Rotifera, Protozoa,... vừa cải thiện chất lượng nước, vừa giảm chi phí đầu tư, là loại thức ăn chính thích hợp cho tôm, cá phát triển với nhiều thành phần dinh dưỡng cao.

Thức ăn tự nhiên Copepoda trong ao nuôi thủy sản

Copepoda là gì?

Copepoda (Pseudodiaptomus annandalei) hay còn gọi là Giáp xác chân chèo là một nhóm phân lớp động vật giáp xác nhỏ được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống nước ngọt và nước mặn. Copepoda khá nhỏ bé, một số loài trưởng thành có độ dài từ 1–2 mm, có loài ngắn hơn chỉ vào khoản 0,2 mm. Đặc điểm nhận dạng của loài này là lớp vỏ giáp xác, cùng với bộ râu của nó. 

Copepoda ăn động vật phù du, tảo, mùn bả hữu cơ. Copepoda chứa nhiều axit-béo và protein nên trong môi trường tự nhiên. Copepoda là nguồn thức ăn đầy dinh dưỡng cho các loài tôm cá lớn hơn nó. Và hiện nay, Copepoda còn được nuôi cấy để dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá thay thế cho artemia, là những động vật giáp xác cực nhỏ là một thành phần thức ăn chủ yếu ăn cho ấu trùng tôm, thức ăn chính của thủy sinh vật. 

Xây dựng quy trình nuôi Copepoda làm thức ăn cho tôm – Tạp chí Thủy sản  Việt Nam

Hình Copepoda

Copepoda còn được gọi là "giáp xác chân chèo" 

Copepoda là giáp xác chân mái chèo, là nhóm giáp xác nhỏ, có số lượng lớn nhất (khoảng 13.000 loài). Các nhà khoa học đã phân loại giáp xác chân chèo Copepoda thành 3 bộ: Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida. Trong đó, bộ Calanoida chiếm đa số trong môi trường nước mặn, chúng là thành phần thức ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa của các loài cá biển. Còn bộ Cyclopoida có nhiều ở các ao, hồ nước ngọt, là thành phần thức ăn quan trọng, cần thiết cho các loài cá bột.

Hình ảnh cấu tạo con Krill

Hình con krill [Lena Burri, PhD - Aqua culture Asia Pacific -Volume 18 No 1]

Dinh dưỡng của Krill đối với ao nuôi

Hình dinh dưỡng krill [Lena Burri, PhD - Aqua culture Asia Pacific . Volume 18 . No 1] 

Biển là nơi chứa nhiều loài động vật thủy sinh, khoảng 2/3 số loài Copepoda sống phiêu sinh ở biển, nhiều loài nước ngọt (khoảng 2.814 loài) và một số loài sống trong rêu mốc, màng mỏng giữa nước và đất và xác bã thực vật phân hủy. Cũng có nhiều loài ký sinh trên những động vật nước ngọt và biển, nhất là cá. Đa số khẩu phần ăn của nhiều loài động vật biển là Copepoda.

Tầm quan trọng copepoda trong hệ sinh thái thủy sinh

  • Copepoda được xem là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chủ yếu ăn thực vật phù du và là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật thủy sinh.
  • Copepoda được chú trọng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống các loài thủy hải sản do có giá trị dinh dưỡng cao
  • Copepoda chứa nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu đối với thuỷ sản và đặc biệt là trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thuỷ sinh vật.
  • Hàm lượng protein của Copecoda tương đối cao và đồng thời hàm lượng enzyme tiêu hóa và vitamin cũng cao nên rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động vật trong môi trường thủy sản.

Lợi ích khi sử dụng Copepoda làm thức ăn cho tôm, cá

Copepoda giúp cân bằng sinh thái 

Copepoda là sinh vật chỉ thị tốt cho các hệ sinh thái nhất định. Sự xuất hiện hay biến mất của một loài (hẹp muối hoặc hẹp nhiệt) sẽ cho chúng ta biết tính chất của môi trường nước, để có hướng xử lý nước cho phù hợp. Ngoài ra, giáp xác chân chèo Copepoda còn làm tăng cường oxy hòa tan, làm giảm khí độc trong ao nuôi, giảm sự phát triển của tảo dưới đáy ao. Chúng giúp môi trường nước trong ao nuôi ổn định, góp phần cân bằng hệ sinh thái.

Copepoda là thức ăn tự nhiên của tôm, cá: 

Copepoda là thức ăn rất tốt cho các loài cá ăn động vật nổi. Giá trị dinh dưỡng của Copepoda cao, đặc biệt là giàu hàm lượng axit béo cao không no (HUFA), giàu phospholipid và chất chống oxy hóa tự nhiên. Copepoda rất dễ nuôi để cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá, tôm mới thả vì protein của Copepoda cần thiết cho sự tăng trưởng mạnh của tôm, cá nuôi khi còn nhỏ.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước CÁCH HẠ PHÈN HIỆU QUẢ CHO BÀ CON NUÔI TÔM

CÁCH HẠ PHÈN HIỆU QUẢ CHO BÀ CON NUÔI TÔM

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo