Khó khăn mà ngành khai thác thủy sản Việt Nam đang đối mặt
Với địa hình phần lớn giáp biển, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, lĩnh vực này gặp vô số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, thiếu nguồn lao động, phương tiện đánh bắt chưa đảm bảo,...
Thực trạng khai thác của ngư trường Việt Nam
Có thể nói nước ta với đường bờ biển dài khoảng 3260 km, diện tích biển trên 1 triệu km, gấp 3 lần diện tích đất liền và chiếm 30% diện tích của biển Đông. Vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.
Biểu đồ sản lượng thủy sản khai thác từ năm 2015 0 2022 ở nước ta. Ảnh: Tép Bạc
Tuy nhiên, xoay quanh đó, vẫn còn bủa vây nhiều khó khăn, hạn chế:
- Thứ nhất: Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản. Điều này là sản phẩm thủy sản khi vào thị trường EU bị cầm chân nhiều.
- Thứ hai: Đó là tình trạng thiếu nguồn lao động trầm trọng, nguồn nhân lực còn hạn chế. Cơ sở hạn tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành khai thác thủy sản. Phương tiện lao động còn thô sơ, chưa được hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, chính quyền. Hơn nữa, việc khai thác chưa áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp. Bên cạnh đó, chưa có sự bình ổn giá nên giá thành vì vậy cũng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Thứ ba: Và còn một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ngành đánh bắt thủy hải sản, đó chính là giá dầu ngày một theo thang, điển hình là năm 2022. Theo nư chia sẻ của chủ phương tiện đánh bắt, với tình hình giá dầu tăng, giá hải sản giảm (Thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022), đã có nhiều phương tiện đánh bắt tạm ngưng hoạt động.
- Thứ 4: Biến đổi khí hậu, làm cho hoạt động khai thác thủy sản trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thủy sản, ước tính năm 2022, tổng sản lượng khai thác thủy sản của nước ta nằm ở mức 3,86 triệu tấn (So với năm 2021 đã giảm đi 1.8%), trong khi đó, khai thác nội địa là 198 nghìn tấn và khai thác biển là 3.66 triệu tấn.
Tàu cá nhỏ chiếm phần lớn trong phương tiện đánh bắt thủy sản. Ảnh: VOV
Ước tính đến cuối năm 2022, nước ta có khoảng 86.820 tàu cá. Trong đó:
Lượng tàu cá có chiều dài từ 6 - dưới 12m là 38.500 chiếc - chiếm 44.34%
Lượng tàu cá có chiều dài từ 12 - 15m là 18.299 chiếc - chiếm 21.08%
Lượng tàu cá có chiều dài từ 15 - dưới 24m là 27.503 chiếc - chiếm 31.86%
Và tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên là 2.588 chiếc - chiếm 2.9%
Đặc biệt, các mô hình đánh bắt cá thường bao gồm 5 - 10 tàu cùng khai thác trên một ngư trường, thường có quan hệ bà con, anh em dòng họ với nhau. Các tàu cá vừa đánh bắt, vừa liên kết với nhau, hỗ trợ nhau khi có thiên tai hay xảy ra các rủi ro trên biển.
Như vậy, cho thấy được khai thác thủy sản nước ta còn ở quy mô nhỏ, chưa phát triển đồng bộ. Chủ yếu là đánh bắt gần bờ, tự phát.
Vai trò quan trọng của việc dự báo chính xác ngư trường
Cũng theo Tổng cục Thủy sản, trong thời gian tới, ngành khai thác thủy sản ở nước ta sẽ có những bước tiến mới. Đó là tận dụng lợi thế từ ưu đãi của hiệp định CPTPP và EVFTA, chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ, các chương trình, đề án mục tiêu, giải pháp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương,...
Đến năm 2023, đề ra mục tiêu cơ bản nhất là duy trì ổn định tổng lượng thủy sản, giảm dần lượng khai thác. Tập trung điều tra sự biến động của nguồn lợi thủy sản vùng biển, đặc biệt là vùng ven bờ để phục vụ xin hạn ngạch khai thác của địa phương, cung cấp bản tin dự báo khai thác ngư trường để người dân tiếp cận dễ dàng hơn.
Hơn thế nữa, nắm chắc tình hình, diễn biến thời tiết trên biển và đất liền. Phát triển công nghệ dự báo chính các về nguồn lợi thủy sản để huy động tàu cá khai thác có hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi nghề cho ngư dân với những nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo quản và nâng cao giá trị sản phẩm. Phổ cập luật liên quan đến đánh bắt thủy sản cho các ngư dân. Đảm bảo an toàn khi tiến hành hỏa động khai thác trên biển.
Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý các tàu cá, quản lý ngư trường để không ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Nắm rõ, xóa đăng ký đối với tàu cá hư hỏng không còn khả năng khắc phục, mất tích, công khai minh bạch hạn ngạch khai thác tại các địa phương.