Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

catovina Tác giả catovina 05/06/2023 7 phút đọc

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
Thu hoạch tôm tại mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực năm 2022. Ảnh: T.Phùng

Bắt đầu từ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình đưa mô hình thử nghiệm nuôi tôm càng xanh toàn đực trên đồng đất huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình cho biết: “Thành công của mô hình đã động viên bà con nông dân trong vùng mở thêm nhiều mô hình và sau 3 năm, huyện Bố Trạch đã xây dựng được diện tích khá lớn và có thu nhập cao cho bà con”.

Theo ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch,từ 3ha mô hình ban đầu, đến năm 2022, toàn huyện đã phát triển được diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực đạt hơn 20ha, tổng sản lượng tôm đạt 14 tấn. Mục tiêu năm nay sẽ tăng diện tích lên 25ha, sản lượng đạt trên 20 tấn.

Xã Đồng Trạch (huyện Bố Trạch) là địa phương thực hiện mô hình đầu tiên và cũng là địa phương có diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực lớn nhất huyện với hơn 10ha.

Ông Phan Đệ, một trong những hộ ở xã Đồng Trạch tham gia mô hình cho hay, năm ngoái, gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi  1ha đất trồng lúa kém hiệu quả để nuôi tôm càng xanh toàn đực. Nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh nên đã có hiệu quả cao. Gia đình thu nhập gần 200 triệu đồng.

Anh Dương Văn Ngân (xã Đồng Trạch) cho hay, từ khi chuyển sang mô hình nuôi tôm càng xanh, bình quân mỗi năm gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần nuôi các loại cá nước ngọt khác.

Ngoài ra, tôm càng xanh dễ nuôi, ít dịch bệnh, thích ứng nhanh với môi trường, nguồn nước. Về mùa mưa lũ, tôm không bị chết mà còn nhanh lớn, đặc biệt chúng ít di chuyển nên các hồ nuôi không may bị ngập sâu cũng sẽ đỡ bị rủi ro, thất thoát ra ngoài.

Nuôi tôm càng xanh toàn đực hiện không chỉ có ở xã Đồng Trạch mà nông dân các xã Sơn Lộc, Hải Phú, Thanh Trạch… (huyện Bố Trạch) cũng đã học hỏi và nuôi thử nghiệm.

Tại xã Sơn Lộc, hiện có 7 hộ đã đầu tư chuyển đổi sang nuôi tôm càng xanh toàn đực với diện tích gần 5ha.

Anh Phan Văn Quảng (xã Sơn Lộc) cho biết, khi tham quan mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực ở xã Đồng Trạch, thấy hiệu quả kinh tế cao nên đã học hỏi kinh nghiệm nuôi để làm theo.

Nuôi tômNhờ hiệu quả cao và khá chắc ăn nên năm nay, diện tích chuyển đổi sang nuôi tôm càng xanh toàn đực được mở rộng ở huyện Bố Trạch. Ảnh: T.Phùng

“Năm 2022, tôi cũng mạnh dạn nuôi thử. Do lần đầu nuôi thử, chưa hiểu hết được kỹ thuật nên tôi chỉ thả 5 vạn con giống/ha ao nuôi nhưng khi thu hoạch, trừ chi phí cũng thu về được hơn 100 triệu đồng, đó là điều tôi không ngờ đến”, anh Quảng phấn khởi nói.

Năm nay, anh Quảng mạnh dạn thả 10 vạn giống/ha, đầu tư hệ thống quạt nước nhằm bảo đảm nhu cầu oxy cho tôm. “Hiện tôm sinh trưởng và phát triển rất tốt, khoảng đầu tháng 8 là có thể thu hoạch tỉa”, anh Quảng hồ hởi khoe.

Theo nhiều người nuôi tôm càng xanh toàn đực cho biết, giá tôm càng xanh thương phẩm có đầu ra ổn định và thương lái thường đặt hàng trước nên không bị ép giá khi vào mùa. Giá luôn nằm ở mức 250 - 300 nghìn đồng/kg nên người nuôi tôm rất phấn khởi vì có lãi cao.

Huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 1.700ha, trong đó, diện tích nuôi trồng nước ngọt khoảng 850ha.

Nông Nghiệp Việt Nam

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Bài viết tiếp theo

Mô Hình Nuôi Tôm Trải Bạt Bờ Đáy Lưới: Giải Pháp Tiên Tiến Cho Năng Lượng Cao

Mô Hình Nuôi Tôm Trải Bạt Bờ Đáy Lưới: Giải Pháp Tiên Tiến Cho Năng Lượng Cao
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo