Top 10 loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy

catovina Tác giả catovina 08/04/2023 10 phút đọc

1/ Cá bảy màu

Đây là dòng cá cảnh nước ngọt với kích thước nhỏ. Trung bình từ 2.5 – 5.5cm khi trưởng thành. Cá bảy màu có nhiều màu sắc đẹp mắt và dễ nuôi không cần có máy oxy. Nó phù hợp với việc nuôi trong những hồ thủy sinh để bàn, hồ cubic để văn phòng.

cá bảy màu có thể sống tốt mà không cần máy oxy

2/ Cá betta – Lia thia – Cá phướng

Betta cũng là dòng cá cảnh nước ngọt vô cùng dễ nuôi và chăm sóc. Đặt biệt bạn có thể nuôi chúng trong một không gian hạn hẹp, không cần bổ sung thêm máy oxy. Nhưng chúng vẫn sống rất tốt và có màu sắc rực rỡ đẹp mắt.

cá betta

3/ Cá vàng ( cá 3 đuôi)

Cá vàng hay còn gọi là cá ba đuôi (Gold Fish) là dòng cá cảnh vô cung khỏe mạnh. Chúng có thể được nuôi trong môi trường nghèo oxy như hồ ,bể. Tuy nhiên với những chậu có kích thước nhỏ, bạn chỉ nuôi từ 1 đến 2 con thôi nhé. Và bạn cũng cần lưu ý thường xuyên thay nước cho bể cá vàng.

ca-ba-duoi-1024x734
Mini goldfish tank set up (300) in Hong Kong Aquarium Plaza, Quarry Bay. 06 October 2006 (Photo by Dustin Shum/South China Morning Post via Getty Images)

4/ Cá sặc (sặc gấm)

Đây là một trong những loại cá cảnh không cần oxy, nhờ cấu tạo phức của cơ quan hô hấp mà gourami có thể hút không khí và tự cung cấp oxy. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển, oxy tạo ra có thể tiêu diệt cá vì nó đốt cháy các cơ quan bên trong.

cá sặc gấm dễ nuôi không cần oxy

5/ Cá thần tiên

Cá Thần Tiên hay còn gọi là cá ông tiên là một loài cá cảnh đẹp có thể nuôi trong bể thủy sinh, có rất nhiều loại cá thần tiên và chúng rất đẹp. 

ca-ong-tien-1024x576

5/ Cá mún – cá hạt lựu

Cá mún tên khoa học là Platy (fish) hay còn gọi là cá hà lan hoặc cá hột lựu. Đây là dòng cá thủy sinh có nhiều hình dáng và đặc điểm khác nhau. Chúng có sức sống khỏe, dễ chăm sóc và đặt biệt có thể phát triển tốt trong môi trường nghèo oxy.

cá mún

6/ Cá bình tích (trân châu)

Cá bình tích hay còn gọi là cá trân châu, trong tự nhiên được tìm thấy chủ yếu ở các mương, ao nước ngọt, chúng có màu sắc rất đa dạng. Từ 3 màu của cá nguyên thủy là trắng, vàng cam và đen sau đó chúng được lại tạo ra với nhiều màu sắc phong phú và đa dạng khác nhau mang lại một vẻ đẹp thu hút và trở thành một trong những loại cá cảnh được nhiều người thích nuôi nhất.

cá bình tích

7/ Cá phượng hoàng

Cá Phượng hoàng là loại cá cảnh đẹp mà bất kỳ ai trông thấy nó cũng bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lung linh của loại cá cảnh thủy sinh này. Cá Phượng hoàng được phân thành nhiều loại như phượng hoàng lùn xanh lam, cá Phượng hoàng lùn vàng…Tuy nhiên hiện nay phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là phượng hoàng lùn ngũ sắc.

cá phượng hoàng

8/ Cá Đuôi Kiếm

Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh đẹp với chiếc đuôi dài và thướt tha. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp. Cá đuôi kiếm mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục.

ca-duoi-kiem-1024x576
Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh đẹp với chiếc đuôi dài và thướt tha

9/ Cá Thiên Đường

Cá Thiên Dường (cá đuôi cờ, lia thia ruộng) còn gọi là cá lia thia đồng, cá đuôi cờ có nhiều màu sắc đa dạng cùng với vây kỳ căng tròn, tạo nên vẻ đẹp cổ điển trong mọi thời đại.

Cá Thiên Dường (cá đuôi cờ, lia thia ruộng) có thể sống tốt trong bể không cần máy Oxy
Cá Thiên Dường (cá đuôi cờ, lia thia ruộng) có thể sống tốt trong bể không cần máy Oxy

10/ Cá thanh ngọc

Cá Thanh Ngọc làm cá kiểng đẹp nhờ có chấm dài khoảng 4 – 7cm. Gai vây hậu môn: 6-8. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh, 13 hàng vảy nằm ngang, và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân.

Cá Thanh Ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu là loài cá cảnh không cần oxy vẫn sống tốt
Cá Thanh Ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu là loài cá cảnh không cần oxy vẫn sống tốt

Những lưu ý khi nuôi cá không có máy oxy

+ Bạn cần duy trì nhiệt độ hồ nuôi cá từ 24-27°C

+ Thường xuyên thay nước để hồ nuôi không bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá

+ Nên chọn nuôi một số lượng cá phù hợp với kích thước hồ

+ Cho cá ăn với một lượng thức ăn vừa đủ, Cho ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa chất thải, thức ăn thừa còn sót lại khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Bệnh phổ biến trên cá cảnh nước ngọt

Bệnh phổ biến trên cá cảnh nước ngọt

Bài viết tiếp theo

Tác Động Của Độ Cứng Nước Đến Ao Nuôi Tôm

Tác Động Của Độ Cứng Nước Đến Ao Nuôi Tôm
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo