BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
I. Bệnh chậm lớn do vi bào tử trùng trên tôm.
1/ Mầm bệnh:
- Do vi bào tử trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP), thuộc nhóm ký sinh trùng.
- Vi bào tử trùng thường được tìm thấy trong nguồn nước ao nuôi, xâm nhập vào gan,tụy của tôm.
- Khi tôm bị stress do môi trường ao nuôi xấu hoặc thời tiết biến động nhiều, vi bào tử sẽ tấn công gan, tụy làm tôm mắc bệnh chậm lớn. Sau đó bệnh lây truyền dần sang các tôm khác trong ao khiến cả ao tôm đều mắc bệnh.
2/ Cách lây truyền:
- Lây từ tôm bố, mẹ ở trại giống: tôm bố, mẹ nhiễm bệnh do thức ăn( giun nhiều tơ, hào, nghêu..) chứa ký sinh trùng EHP. Từ đó lây qua tôm giống (post).
- Mầm bệnh có trong ao nuôi lây qua tôm sau khi thả nuôi:
+ Do khâu chuẩn bị ao không kỹ.
+ Vi bào tử trùng đề kháng rất mạnh với thuốc sát trùng thông thường.
Chỉ bị diệt khi dùng Chlorine ở mức 100ppm.
* Phương pháp diệt vi bào tử trùng trong nước bằng Chlorine là duy trì liên tục hàm lượng Chlorine ( hoạt chất, thường khoảng 79%) 20mg/l trong suốt 12.75 giờ.
Ví dụ: hàm lượng chlorine hoạt chất yêu cầu là 15.300mg/l-phút, nếu hàm lượng hoạt chất cho nước cần xử lý là 25ppm hay 25mg/l. Ta lấy 15.300;25= 612 phút- là thời gian cần duy trì hay là 10,2 giờ. Lưu ý đây là lượng hoạt chất chlorine, do đó lượng chlorine phải sử dụng để có 25ppm hoạt chất trong nước cần là 25/0,75=33,3mg/l hay 33,3kg/1.000m3 nước (giả sử Chlorine có 75% hoạt chất)
- Do đó cần duy trì cần duy trì liều lượng chlorine trong khoảng thời gian đủ lâu để có thể diệt vi bào tử trùng như mong muốn.
Điều này yêu cầu chúng ta phải đo hàm lượng chlorine trong môi trường xử lý và bổ sung thêm nhiều lần nếu cần để duy trì hàm lượng chlorine nà
- Nếu hàm lương Chlorine thực tế cao hơn 25ppm thì thời gian ngắn hơn. Có thể tính theo công thức: hàm lượng hoạt chất chlorine ( mg/l) x thời gian duy trì ( phút): pH=7,5 hoặc thấp hơn sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Nếu nước nước có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ phải sử dụng hàm lượng Chlorine nhiều hơn.
3/ Triệu chứng:
- Tôm sau thả nuôi 20 ngày trở lên rất chậm lớn. Sau khi tôm đạt trọng lượng 3-4 g/con, tôm chậm lớn dần rồi có thể dừng lớn hẳn.
- Tôm nuôi 90-100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ 4-5g/con.
4/ Chuẩn đoán bệnh:
- Dựa vào triệu chứng tôm không lớn sau khi thả nuôi 20 ngày.
- Gởi mẫu đến phòng thí nghiệm kiểm tra:
+ Dùng phương pháp nested PCR và phương pháp LAMP.
Phương pháp này chính xác nhưng khá đắt tiền.
+ Phương pháp nhuộm màu tiêu bản vi thể: Phương pháp này khó thực hiện do bào tử kích thước nhỏ hơn 1 micron, nên chỉ quan sát được rất ít mặc dù mẫu bị nhiễm cường độ nặng, độ chính xác không cao.
5/ Kiểm soát dịch bệnh:
a) Đối với trại tôm giống:
- Tôm bố, mẹ sạch bệnh và không nhiễm EHP.
- Trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bố mẹ, ( mẫu phân) bằng phướng pháp nested PCR, nếu âm tính mới sử dụng.
- Không sử dụng động vật sống( ví dụ như: giun nhiểu tơ sống, nghêu, sò,..) để làm thức ăn cho tôm bố, mẹ.
- Nếu sử dụng động vật sống làm thức ăn cho tôm:
+ Nên đông lạnh trước khi cho tôm ăn.
+ Sau khi đông lạnh phải sấy nhiệt độ 70oC trong 10 phút để diệt các loại virus ( đông lạnh lâu không thể diệt virus)
+ Hoặc sau khi đông lạnh, chiếu xạ tia gamma để diệt mầm bệnh.
b) Trường hợp trại tôm giống nhiễm EHP:
- Tất cả tôm phải được loại bỏ từ các trại sản xuất giống.
- Tất cả các thiết bị, vật dụng ( các bộ lọc, bể chứa nước, ống nước, dây sục khí,.. trong trại phải được tiệt trùng bằng dung dịch sút 2,5% ( NaOH 25g/l nước ngọt). Trong 3 giờ, sau đó rửa sạch lại.
- Sauk hi tiệt trùng toàn bộ trang trại phải được phơi nắng hoặc làm khô trong 7 ngày.
- Sao đó, toàn bộ nền (sàn) trang trại được rửa lại bằng dung dịch chlorine 200ppm.
c) Đối với người nuôi tôm:
- Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP…
- Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ sau vụ nuôi, đặc biệt khi vụ trước đã xuất hiên EHP.
- Do bào tử của EHP có vỏ dày, Chlorine với hàm lượng cao cũng không diệt được bào tử EHP do đó nên xử lý bằng vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả.
6) Dùng vôi để diệt bào tử EHP:
- Dọn sạch bùn bã trong ao.
- Phơi ao cho khô (10-15 ngày).
- Cày xới sâu khoảng 10-12 cm.
- Bón vôi CaO khắp đáy ao, liều 6 tấn/ha.
- Sau đó, phơi ao thêm 1 tuần trước khi lấy nước.
- Sau khi dùng vôi CaO, pH đất sẽ tăng lên rất cao ( có khi >12), sau vài ngày pH sẽ trở lại bình thường khi nó hấp thu CO2 và trở thành dạng CaCO3.
- Định kỳ dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi tốt.
7/ Biện pháp xử lý khi bệnh xảy ra:
- Diệt sạch tôm bệnh.
- Xử lý nước ao bằng vôi sống CaO.
- Tháo cạn nước và chuẩn bị ao nuôi từ đầu.
II. Hội chứng tôm chết sớm EMS.
Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) cũng còn gọi là chứng hoại tử gan - tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú),dù là nuôi thâm canh hay bán thâm canh.
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010, ở Malaysia và Thái Lan năm 2011 và ở Mexico năm 2013.
Năm 2010, Phòng nghiên cứu Bệnh học Thuỷ sản, Trường Đại học Arizona (Phòng nghiên cứu của GS. Donald Lightner - UAZ-AP) nghiên cứu và chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân:
Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn làm cho chúng sinh ra một loại độc tố cực mạnh.
Vi khuẩn được lây truyền qua đường miệng, sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô và làm rối loạn chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa tôm.
Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%.
1/ Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy.
Ban đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng, tôm chậm lớn, bơi lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé và rớt đáy. Sau đó tôm bệnh bị mềm vỏ, màu sắc tôm thay đổi, gan tụy mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to.
Và trong quá trình nuôi, tôm bị nhiễm bệnh chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tôm chết dưới 35 ngày tuổi (có thể do con giống kém chất lượng nhiễm sẵn bệnh từ trại giống)
- Giai đoạn 2: Tôm chết ở 35 – 60 ngày tuổi, tôm nhiễm bệnh do quản lý môi trường không tốt khiến ao xuất hiện các hiện tượng sau và dễ dẫn đến bệnh hoại tử gan tụy cấp tính:
+ Tôm bị bệnh đường ruột đặc biệt là tôm bị đi phân trắng, phân lỏng nhiều ngày.
+ Khí độc trong ao nhiều.
+ Tảo độc ở trong ao hiện diện và phát triển nhiều.
+ Thời tiết thay đổi đột ngột, pH trong ao thấp hoặc dao động trong ngày quá 0,5.
+ Hiện tượng phát sáng trong ao.
+ Ao ít diệt khuẩn hoặc sử dụng hóa chất kháng sinh nhiều trong quá trình nuôi.
2/ Biện pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy
Để phòng chống, cần áp dụng các biện pháp tổng hợp:
- Chọn post chất lượng, từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Đảm bảo tôm và môi trường, nguồn nước, dụng cụ, thiết bị trong trại giống phải sạch khuẩn.
- Chuẩn bị và sát trùng ao cẩn thận trước khi thả nuôi: sên vét đáy ao, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao. Xử lý diệt khuẩn nước vào thật cẩn thận.
- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm.
- Quản lý môi trường ao nuôi tốt.
- Hạn chế dùng các hóa chất, kháng sinh.
- Loại bỏ các chất gây độc cho gan tụy tôm như các ion kim loại nặng