Diệt Khuẩn Ao Nuôi – Thuốc Tím Và Clorine Có Gì Khác Biệt?
Trong quy trình nuôi tôm và nuôi cá của nghề thủy sản, chắc chắn quý bà con có nghe nói tới việc “diệt khuẩn ao nuôi”, diệt khuẩn từ giai đoạn đầu tiên trước khi thả nuôi, diệt khuẩn định kỳ và diệt khuẩn khi cá tôm bị bệnh để hạn chế và tiêu diệt những mầm bệnh trong cơ thể cá và mầm bệnh còn tồn đọng dưới ao.
Việc sử dụng loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng nhằm ngăn chặn và điều trị bệnh là rất cần thiết và quan trọng trong nghề nuôi thủy sản, tuy nhiên việc sử dụng như thế nào phải thật sự cân nhắc để làm sao an toàn nhất cho các loài động vật thủy sản vì nếu sử dụng không đúng loại hoặc không đúng liều lượng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của đối tượng động vật thủy sản đang nuôi trong ao.
Một số loại thuốc diệt khuẩn ao nuôi và tác hại khi sử dụng quá liều:
Trong bài này, Tin Cậy chỉ đề cập đến 2 loại thuốc sát trùng chuyên diệt khuẩn trong ao nuôi đó chính là Thuốc tím và Chlorine. So sánh sự giống nhau và khác nhau cũng như những tác động của 2 loại thuốc sát trùng này được sử dụng trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Về điểm giống nhau: Cả thuốc tím và chlorine đều có một công dụng chính đó chính là:
- Về những điểm khác nhau:
- Thuốc tím: (KMnO4)
- Có thành phần chính là KMnO4, được biết như là một loại thuốc sát khuẩn ít gây nguy hiểm đối với động vật thủy sản nếu dùng đúng liều lượng.
- Thường được sử dụng để sát khuẩn, khử trùng cá, khử trùng nguồn nước, khử trùng các dụng cụ nuôi trước khi thả cá. Thường được ứng dụng nhiều nhất trong nghề nuôi thủy sản do ít độc hại nhưng hiệu quả cao.
- Khi thâm nhập vào mầm bệnh, thuốc tím có tác dụng chính trong việc đốt cháy thành phần hữu cơ, từ đó tiêu diệt những mầm bệnh gây ra cho đối tượng nuôi trong ao.
- Bà con lưu ý rằng do thuốc tím là một chất oxy hóa rất mạnh. Nếu sử dụng quá liều sẽ đốt cháy mang cá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và gây nhớt trên cơ thể cá.
- Liều lượng sử dụng:
- Để sử dụng, bà con hòa tan trong nước rồi sau đó tạt đều khắp mặt ao
- Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tím:
Trong nuôi trồng thủy sản, chlorine được sử dụng phổ biến ở dạng calcihypochlorite ((Ca(OCl)2): 65% Clo) hơn natrihypochlorite (NaOCl). Bởi vì khi hòa tan vào trong môi trường nước Ca(OCl)2tạo ra 2 phân tử HOCl và sẽ phân ly thành 2 ion OCl–. Khi đó HOCl và OCl– tác động trực tiếp lên màng tế bào của vi khuẩn và dễ dàng tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn hơn.
Ca(OCl)2 + 2 H2O —> 2 HOCl + Ca(OH)2
Acid hypochlorous (HOCl) ion hóa tạo ra ion hypochlorite (OCl–)
HOCl —> H+ + OCl–
Chlorine có màu trắng và mùi hắc đặc trưng. Khi sử dụng quá nhiều, tồn dư trong môi trường nuôi thủy sản sẽ làm sản sinh khí Clo. Gây độc cho các đối tượng nuôi nhất là ở tôm do đó bà con nên chú ý về liều lượng sử dụng.
Về công dụng, cũng giống như thuốc tím, Chlorine cũng:
Về liều lượng sử dụng trong nuôi trông thủy sản:
Về cách sử dụng:
- Bà con hòa tan chlorine đều vào nước, trình tự là bà con cho nước vào thùng đã bỏ chlorine chứ đừng bỏ chlorine trực tiếp vào nước.
- Bà con nên đổ nước từ từ thật chậm vào thùng chứa chlorine, tránh việc chlorine sẽ bắn lên gây bỏng và nguy hiểm đến bà con nông dân. Ngoài ra, nước chlorine bắn vào quần áo sẽ làm phai màu quần áo của bà con.
- Sau đó bà con tạt đều xuống ao.