Cách Phòng Và Trị Tôm Bị Nhiễm Ký Sinh Trùng
Với mật độ nuôi tôm tăng nhanh như hiện nay, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao ngày càng được nhân rộng, việc quản lý môi trường nước ngày càng phức tạp khiến môi trường nước ô nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh. Trong đó, có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, hệ lụy nghiêm trọng nhất là ký sinh trùng tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát gây bệnh trên tôm.
Rất khó phát hiện tôm bị nhiễm ký sinh trùng bằng mắt thường. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi. Khi tôm bị nhiễm thì làm chậm lớn và hao hụt rất nhiều, đây cũng là mối lo mà người nuôi tôm rất sợ.
Một số loại bệnh có tác nhân từ ký sinh trùng đáng lo ngại như:
- Bệnh do vi bào tử trùng do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP) gây ra.
- Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy do nhiễm ký sinh trùng: Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
- Bệnh phân trắng trên tôm do nhiễm ký sinh trùng: Trùng hai tế bào (Vermifrom và Gregarine) gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột.
Triệu chứng khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:
1. Bệnh vi bào từ trùng:
Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. khi tôm lớn dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.
2. Bệnh ký sinh trùng trên gan tụy:
Các dấu hiệu tổng thể của tôm nhiễm bệnh haplosporidian bao gồm: sự co lại của gan tụy, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm chậm lớn, tăng trưởng chậm, FCR tăng cao.
3. Bệnh phân trắng do nhiễm ký sinh trùng Vermifromvà Gregarine:
Triệu chứng nhận biết:
- Xuất hiện các đoạn phân tôm màu trắng đục trong nhá hoặc nổi trên mặt nước, có khi phân còn dính ở hậu môn tôm bị bệnh…
- Tôm giảm ăn nếu bệnh nặng tôm bỏ ăn. Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn
- Quan sát kỹ đường ruột của tôm thấy ống ruột bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm, nhất là phần cuối ruột.
- Các con tôm bệnh có màu sậm bất thường.
Cách phòng và trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng:
Vì các bệnh liên quan đến ký sinh trùng rất khó quan sát bằng mắt thường. Nên bà con phải thường xuyên 5-7 ngày 1 lần mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra . Nếu có vấn đề gì thì các kỹ thuật sẽ báo mình ngay để giải quyết và đa số các phòng lab xét nghiệm giá rất rẻ hoặc hộ trợ miễn phí nên bà con đừng lo mà ngại đem đi xét khuẩn.
- Với mẫu tôm nhiễm khuẩn, ký sinh trùng thường sẽ được quan sát dưới kính hiển vi qua lớp vỏ tôm, dịch tôm ở phần đuôi hay phụ bộ, mang tôm,…nơi ký sinh trùng tập trung nhiều nhất. Ngoài ra còn có thể ở trong ruột tôm mà bà con chưa có kỹ năng phân tách mẫu để quan sát nên phải nhờ đến các kỹ sư thủy sản ở phòng lab thực hiện giúp.
- Ngoài ra, ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại còn có thể có trong mẫu nước. Bà con có thể dùng chai lọ đựng mẫu nước và mang đi kiểm tra (mẫu nước phải còn mới trong vòng 24h vì nếu quá 24h có thể thay đổi các chỉ tiêu nước cũng như không chính xác trong quá trình xét nghiệm).
Vì vậy, bà con cố gắng định kỳ mang mẫu nước, mẫu tôm đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm nhé.
1. Phòng bệnh:
- Và trong nuôi tôm thì tiêu chí phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn được đặc lên hàng đầu. Nên các bước chuẩn bị ao và chọn giống cũng hết sức quan trọng để việc bắt đầu nuôi được đảm bảo nhất:
- Chọn con giống ở cơ sở uy tín, được xét nghiệm đầy đủ sạch các mầm bệnh và ký sinh trùng
Videos hành trình chọn tôm giống thả vụ mới:
Cải tạo ao: với ao bạt thì nên chà rửa sạch sẽ, xịt diệt khuẩn đáy ao và phơi ao. Với ao đất thì cần cải tạo lớp bùn đáy, bón vôi và phơi đáy ao nhiều ngày để sạch khuẩn.
Chuẩn bị nước nuôi: Nên đảm bảo nguồn nước luôn ổn định với tôm, khi mới bắt đầu thả tôm thì cần làm nước đạt chuẩn các chỉ tiêu pH, kH, Oxy , độ mặn để khi thả tôm không bị sock nước và dễ nhiễm bệnh. Trong quá trình nuôi cũng phải theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu nước, si phong đáy ao để xả bớt thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột,…tránh tạo khí độc làm tôm nhiễm bệnh.
Có thể sử dụng kèm thêm vi sinh vật có lợi Em Aqua để giúp ổn định nguồn nước, tạo màu nước dễ dàng hơn.
Định kỳ diệt khuẩn 20 – 30 ngày 1 lần: diệt khuẩn giúp diệt được các vi khuẩn có lợi, các loại ký sinh trùng bám vào vỏ tôm chưa kịp xâm nhập vào cơ thể tôm,…có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn mang tính nhẹ để không gây ảnh hưởng đến tôm để diệt khuẩn và ký sinh trùng. Nhưng bà con cũng cần lưu ý là sau 2 – 3 ngày bà con nên cấy lại vi sinh vật có lợi để ổn định lại nguồn nước ao vì diệt khuẩn sẽ làm mất đi một phần vi sinh trong ao.
2. Trị bệnh khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng:
Khi tôm bị các triệu chứng của nhiểm khuẩn như đã nêu trên thì lúc này bà con đừng quá lo lắng mà phải bình tĩnh để xử lý. Các biện pháp điều trị nên làm lúc này là:
- Giảm ăn xuống còn 20-30%
- Thay nước và sục khí đáy mạnh
- Sử dụng cấp tốc diệt khuẩn đánh vào lúc 5h chiều và sau đó khoảng 12h đêm kiểm tra xem tôm có lột không nếu tôm lột thì bổ sung thêm khoáng và chất bổ trợ giúp tôm khỏe hơn như C tạt với thành phần là vitamin C.