Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước
Trên thị trường nuôi tôm hiện nay có nhiều công nghệ, kỹ thuật được áp dụng như nuôi tôm thay nước thường xuyên, nuôi tôm theo mô hình tuần hoàn nước, nuôi kết hợp đa loài hay mô hình nuôi tôm hạn chế thay nước. Bài viết này CATOVINA sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước trong suốt quá trình nuôi, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng tôm thu hoạch.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế thay nước khác gì với mô hình thay nước truyền thống?
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế thay nước thường bị hiểu nhầm chung với mô hình thay nước truyền thống. Thực ra 2 mô hình có điểm tương đồng nhưng vẫn có điểm khác biệt. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng hạn chế thay nước được phát triển để loại bỏ những yếu điểm của mô hình thay nước nhiều lần, hạn chế những rủi ro và nhược điểm như:
- Rủi ro nhiễm khí độc NO2 có sẵn trong nguồn nước sông, hồ thậm chí có trong nước ngầm nếu không được xử lý kĩ.
- Rủi ro mầm bệnh do lây nhiễm chéo từ nước cấp vào: Bệnh EHP gây tôm chậm lớn, có thể dẫn đến bệnh phân trắng; bệnh hoại tử gan cấp tính EMS từ vi khuẩn Vibrio; Bệnh đốm đen hay bệnh hoại tử gan, tụy (NHPB)…
- Rủi ro khi các loại tảo độc theo nước trôi vào ao gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm.
- Sự xâm nhập của các tác nhân khác chuyên chở mầm bệnh như các loài giáp xác hoang dã như cua, còng… cũng là yếu tố rủi ro trong khi thay nước.
- Cuối cùng yếu tố về môi trường nước bị tác động lớn (thay 70 – 100% lượng nước mỗi ngày) và không đảm bảo các yếu tố như độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong, độ cứng… khiến tôm không kịp thích nghi với môi trường mới sẽ dễ yếu đi, giảm đề kháng, tạo cơ hội cho vi khuẩn bệnh tấn công và phát triển.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước
Nuôi tôm với kỹ thuật hạn chế thay nước, có thể nói đó chính là việc tập trung vào nuôi nước ngay từ đầu vụ nuôi. Có câu “ Nuôi tôm là nuôi nước”, quản lý tốt các yếu tố môi trường là cơ sở của nuôi tôm thành công.
– Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giảm số lần và tần suất thay nước:
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giảm số lần và tần suất thay nước sử dụng chế phẩm vi sinh ngay từ đầu vụ nuôi để quản lý môi trường, cung cấp một số lượng vi sinh vật hữu hiệu hoạt động trong ao, giúp tôm phát triển khỏe với quy trình chi tiết như sau:
– Ước tính số lần và tần suất thay nước ao tôm khi áp dụng “
Quy trình với tỷ lệ cấp nước, thay nước được hạn chế đáng kể. Khuyến cáo của CATOVINA về số lần và tần suất thay nước như sau:
- Giai đoạn gièo: Không cần thay nước, chỉ cấp bù xi-phông.
- Giai đoạn 1: Khoảng 30 ngày đầu, không cần thay nước.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 30 đến ngày 60: thay 20% – 30% nước trong ao và 5-7 ngày mới thay 1 lần.
- Giai đoạn 3: Từ ngày 51 đến ngày 75 (hoặc đến lúc thu hoạch): thay 20% – 30% nước trong ao và 3-5 ngày thay 1 lần.
Như vậy áp dụng theo quy trình trung bình giảm được 50% cả khối lượng nước lẫn tần suất nước mới đưa vào ao, từ đó giảm thiểu nhiều chi phí và quan trọng nhất là tránh rủi ro mầm bệnh mới vào ao tôm trong quá trình nuôi.
– Những lợi ích bổ sung mà “Quy trình nuôi tôm ” mang lại:
Ngoài việc giúp giảm số lần thay nước, giảm rủi ro mầm bệnh, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình nuôi tôm còn có những lợi ích khác như:
- Tiết kiệm được chi phí xử lý nước, chi phí hóa chất, điện năng, thời gian và nhân công.
- Sử dụng chế phẩm sinh học an toàn cho con người, tôm và cả môi trường sau mùa vụ.
- Quy trình với kỹ thuật nuôi nước an toàn không sử dụng hóa chất nặng vì vậy tránh rủi ro vướng vào những quy định về xả thải sau nuôi trong thời kì nhà nước đang dần thắt chặt vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hình 2. Chủ động bảo vệ môi trường thủy sản.