NGUYÊN NHÂN TÔM THƯỜNG RỚT SAU MƯA LỚN HOẶC KÉO DÀI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

catovina Tác giả catovina 13/04/2023 4 phút đọc

1. Nguyên nhân

Nhiệt độ giảm, tôm có xu hướng tìm đến vùng nước ấm hơn nơi đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng động của mưa (Nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh) => Tại đây tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột

Mưa lớn khiến nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trước, trong và sau mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao và sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao

pH giảm trong mưa càng kích thích tôm lột xác hơn, điều này càng làm tăng nguy cơ tôm chết trong và ngay sau mưa
Tảo tàn sẽ phát sinh khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nguồn dinh dưỡng cho mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm suy giảm làm tôm dễ dàng nhiễm bệnh: trống ruột, đốm đen, đen mang và hoại tử gan cấp tính.

tom-rot-cuc-thit

Tôm rớt cục thịt sau mưa

Tôm chết sau mưa có thể diễn ra thường xuyên và làm tỉ lệ chết tăng cao. Đối với tôm nhỏ tôm chết sau mưa khó nhận biết hơn.

2. Cách phòng tránh tôm rớt sau mưa

Luôn giữ mật độ tảo ổn định, tránh tảo tàn đột ngột

Rải vôi dọc bờ ao khi nhận biết trời sắp mưa

Trong lúc mưa

Luôn chạy quạt nước và sục khí
Giảm thức ăn ít nhất 30% thậm chí ngừng cho ăn khi mưa to, liên tục

Bơm bỏ ngay lớp nước bề mặt để loại bỏ nước mưa khỏi ao

Kiểm tra kiềm, pH và điều chỉnh về mức thích hợp

Sau khi mưa

Bổ sung vi sinh vật có lợi liều cao vào nước ao cạnh tranh quần thể vi khuẩn gây bệnh
Bổ sung khoáng, vitamin, chất điện giải vào môi trường và thức ăn giúp tôm khỏe mạnh và lột xác nhanh cứng vỏ. Đặc biệt là khoáng Natri, Kali và Magie

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước MỘT SỐ CÂU HỎI THÚ VỊ VỀ TÔM

MỘT SỐ CÂU HỎI THÚ VỊ VỀ TÔM

Bài viết tiếp theo

Sự Khác Nhau Giữa Tôm Nuôi Ở Khu Vực Nóng và Lạnh: Thách Thức và Cơ Hội

Sự Khác Nhau Giữa Tôm Nuôi Ở Khu Vực Nóng và Lạnh: Thách Thức và Cơ Hội
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo