NHỮNG LƯU Ý KHI ƯƠNG VÀO TÔM

catovina Tác giả catovina 04/04/2023 6 phút đọc

Giai đoạn ương (gièo) tôm là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của cả vụ nuôi. Vậy có những điểm gì cần lưu ý để ương (gièo) tôm đạt hiệu quả cao nhất ❓

⚡ Chuẩn bị ao/bể
- Đặt ở vị trí thuận lợi để tiện sang tôm sau khi ương, diện tích 20-300m2, có độ dốc lớn để dễ thu gom chất thải, có mái che để tôm không sốc nhiệt, đảm bảo tỷ lệ sống.
- Có đẩy đủ hệ thống quạt nước, sục khí, hệ thống xi phông đáy.
- Nguồn nước phải được xử lý trước khi cấp bằng BKC, Chlorine…, có nguồn dự trữ để có thể thay nước khi cần.
- Gây màu: có vai trò quan trọng quyết định tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển của tôm. Màu nước tốt cho nuôi tôm là màu nõn chuối, màu vàng rơm và màu trà (tùy vào nhu cầu của người nuôi):
Cách 1: gây màu bằng phân hóa học, chủ yếu dùng cho ao đáy đất, hiện nay ít sử dụng do màu nước lên nhanh nhưng thời gian duy trì ngắn.
Cách 2: gây màu bằng sản phẩm vi sinh, sử dụng được cho cả ao đất và bạt; dễ gây màu, duy trì lâu dài, tạo nguồn thức ăn cho tôm.
- Kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý hóa để điều chỉnh về khoảng tối ưu: pH (7,8 - 8,0), KH (120 – 160), NO2 (<0,5mg/l), NH3 (tùy vào nhiệt độ và pH).

? Con giống
- Chọn các cơ sở uy tín, chất lượng, tôm bố mẹ có nguồn gốc, nên lấy ở PL 10-12.
-Tôm giống cần được sàng lọc bệnh EHP, EMS… trước khi thả.
- Tôm giống được thuần hóa phù hợp với điều kiện của trại (pH, độ mặn).
- Mật độ ương: 500-3000 con/m3 (phụ thuộc vào kinh nghiệm và kiểu ương).

? Chăm sóc
- Thức ăn: độ đạm tối thiểu 45%, có khả năng hấp thu trong 2 giờ, ít bụi, hạn chế tan rã vào môi trường nước, cho ăn 4 – 6 cử/ngày.
- 6-10 ngày đầu: thức ăn bột mịn pha với nước thành dạng nhão lỏng, cho ăn cách bờ từ 1,7 – 4m và tắt quạt (trộn lẫn các kích cỡ thức ăn khác nhau để tránh hiện tượng phân đàn).
- Từ ngày thứ 10: tập cho ăn thức ăn hạt và làm quen sàng để theo dõi lượng thức ăn, sàng cách bờ 1,4m – 2m.
- Định kỳ bổ sung men tiêu hóa Han-Shrimp Feed, khoáng chất (Ca, P, K…), vitamin và axit amin thiết yếu (Lysine, Methionine…).
- Thời tiết thay đổi: cho ăn thêm vitamin C, Beta-glucan… nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.
- Quan sát hoạt động, màu sắc, khả năng bắt mồi của tôm, diễn biến thời tiết, chất lượng nước để có điều chỉnh lượng hợp lý.
- Giai đoạn ương tôm: 20-30 ngày tùy vào điều kiện ương.

♻️ Quản lý môi trường
- Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (kiểm tra 2 lần/ngày vào khoảng 6h và 15h); độ kiềm, NO2, NH3/NH4 (3 ngày/lần).
- Xi-phông loại bỏ phân, vỏ tôm, thức ăn dư thừa hàng ngày. Chất thải cần được tập trung xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.
- Bổ sung Dolomite, Bicarbonate (3-5 ngày/lần) và chất khoáng (Ca, Mg, P, K…) để duy trì độ kiềm 80-120 mg/L, giúp tôm lột xác đồng đều và mau cứng vỏ.
- Định kỳ 5-7 ngày, sử dụng men vi sinh để phân hủy chất hữu, giải phóng khí độc (NH3, H2S) và duy trì ổn định chất lượng nước.
- Khi màu nước ao nuôi biến động, nên giảm lượng thức ăn khoảng 50% khẩu phần ăn hàng ngày, tăng tần xuất sử dụng vi sinh.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Bí quyết nuôi tôm về size lớn

Bí quyết nuôi tôm về size lớn

Bài viết tiếp theo

Vai Trò Của Tảo, Động Vật Phù Du Và Vi Sinh Vật Thức Ăn Tự Nhiên Trong Nuôi Tôm

Vai Trò Của Tảo, Động Vật Phù Du Và Vi Sinh Vật Thức Ăn Tự Nhiên Trong Nuôi Tôm
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo