NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA KALI CLORUA VÀ TẦM QUAN TRỌNG TRONG THỦY SẢN

catovina Tác giả catovina 30/03/2023 12 phút đọc

Kali Clorua là hóa chất được biết đến nhiều với công dụng sản xuất phân bón. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng nhiều trong đa dạng các ngành nghề hiện nay, đặc biệt là dùng trong lĩnh vực thủy sản. Hãy cùng chúng tôi tìm kiểu thêm về Kali Clorua qua bài viết dưới đây.

1. Kali clorua là gì?

– Công thức hóa học: KCl

– Tên thường gọi: Kali Clorua, Potassium Chloride, Kali trắng, KCl trắng,…

– Xuất xứ: Israel

– Quy cách: 50kg/bao

Là một chất hóa học không mùi và có tinh thể thủy tinh màu trắng hoặc không màu. Còn ở dạng chất rắn, nó tan trong nước và dung dịch của nó có vị giống muối ăn.

Nó xuất hiện trong tự nhiên với khoáng vật sylvit và kết hợp với natri clorua thành khoáng vật sylvinit. Trong cuộc sống, KCl được ứng dụng nhiều nhất trong phân bón, được rất nhiều người ưa dùng cùng vô vàn ứng dụng thực tế khác

2. Những ứng dụng quan trọng của Kali Clorua trong cuộc sống 

Hóa chất Kali clorua (KCl) là sản phẩm ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay, ngoài sử dụng nhiều trong nông nghiệp nó còn được dùng trong đa dạng ngành nghề như: thủy sản, y khoa, lĩnh vực công nghệ và chế biến thực phẩm…

2.1 Ứng dụng của Kali Clorua (KCl) trong nông nghiệp

Đây là ứng dụng phổ biến nhất của Kali Clorua, phân Kali Clorua (hay còn gọi là MOP) là loại phân bón cung cấp lượng Kali được nhiều người ưa dùng nhất.

2.2 Ứng dụng nổi bật trong ngành công nghiệp

  • Kali Clorua còn được sử dụng như một loại hóa chất nguyên liệu, được sử dụng cho sản xuất của kali hydroxit và kali kim loại.
  • Đôi khi nó được sử dụng trong nước như một chất lỏng hoàn thành trong các hoạt động dầu khí và khí tự nhiên.
  • Ngoài ra nó còn được dùng trong công nghệ luyện kim, xi mạ.

2.3 Ứng dụng trong công nghệ xử lý nước

  • Đây là hóa chất được ứng dụng để xử lý nước thải khá nhiều. Do nó tan nhiều trong nước, thâm nhập vào các bề mặt của nước để lọc sạch nước thải nhà máy, nước sinh hoạt, nước bể bơi hiệu quả.
  • Nó còn giúp loại bỏ các kim loại nặng, hợp chất lưu huỳnh, làm mềm nước cứng, làm chất keo tụ bụi bẩn lơ lửng trong nước, diệt khuẩn và sát trùng nước.

2.4 Vai trò của KCl trong sản xuất thực phẩm

  • KCl có thể được sử dụng như một chất thay thế muối cho thực phẩm, thế nhưng do hương vị yếu, đắng, không ngon nó thường được trộn với muối ăn thông thường (natri clorua) để cải thiện mùi vị để tạo thành muối natri thấp.
  • Nó còn được sử dụng làm chất ổn định giúp bề mặt thực phẩm đồng nhất, phân tán đồng đều.
  • Hiện nay, có nhiều nước uống đóng chai, nước giải khát bổ sung ion K+, một khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, và đây chính là nguyên liệu của kali clorua.

2.5 Trong y học kali clorua được ứng dụng ra sao?

  • Giúp bào chế thuốc và thuốc tiêm nhằm điều trị bệnh thiếu kali máu. KCl là loại chất rất cần thiết cho cơ thể, trong các chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tim, thậm, cơ và cả hệ thần kinh.

2.6 Một số ứng dụng khác của KCl

  • Sử dụng như một chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi để tăng lượng chất dinh dưỡng có trong thức ăn, từ đó thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh ở động vật.
  • Kali clorua trong nuôi trồng thủy sản cũng có vai trò quan trọng để tạo môi trường sống sạch, khỏe mạnh hơn cho các động vật thủy sinh như tôm, cá, cua, lươn… Bên cạnh đó, giúp trung hòa độ kiềm và acid nước trong ao nuôi. Bổ sung Kali cần thiêt hạn chế hiện tượng động vật thủy sinh không tăng trưởng, biếng ăn do thiếu hụt canxi

3. Tầm quan trọng của Kali Clorua trong nuôi tôm

3.1 Dấu hiệu tôm bị thiếu Kali

Trong trường hợp tôm bị thiếu Kali trên cơ thể sẽ có những đốm đen liti nhỏ bằng đầu cây kim trên toàn vỏ tôm. Biểu hiện rõ là khi có những đốm trắng đục trên thân ở trong thịt (đục cơ), trường hợp nhẹ thì dễ trị còn nếu tôm vừa bị đục cơ, cong thân thì khó trị và dẫn đến tôm chết hàng loạt

3.2 Tình trạng tôm bị thiếu Kali

– Tôm chậm lớn, còi cọc

– Tôm cong thân kéo theo tình trạng đục cơ

3.3 Bổ sung khoáng Kali trong nuôi tôm

Tôm có thể hấp thu khoáng Kali qua hai cách: Khoáng tạt ao tôm và khoáng trộn thức ăn cho tôm nuôi.

  • Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông quá việc hấp thụ qua mang nên việc tạt trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng bị mất trong quá trình lột xác của tôm là việc rất cần thiết.
  • Đối với những ao nuôi có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn trong việc hấp thu khoáng hòa tan có trong môi trường nước. Trường hợp này cần bổ sung khoáng vào khẩu phần thức ăn cho ao tôm để dễ dàng hấp thụ trực tiếp vào cơ thể tôm

Bổ sung Kali cho tôm là một trong những việc làm quan trọng có vai trò trong việc tăng trưởng của tôm.

Khi phát hiện tôm thiếu Kali thì cần bổ sung Kali cho ao nuôi tôm kết hợp một chút khoáng Magie trộn vào thức ăn cho tôm ăn đồng thời bổ sung khoáng tạt vào trong môi trường nước ao ngay từ đầu vụ.
Kali và Magie sẽ làm tăng cơ thịt, giúp cho cơ bắp rắn chắc, tăng trọng và tăng sức đề kháng cho con tôm.Việc bổ sung khoáng Kali giúp phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích thích tôm lột vỏ nhanh chóng nhất.

  • Liều dùng: 1-2kg cho 1.000m3

Bổ sung kali cho ao nuôi tôm là việc làm rất quan trọng, do đó bà con cần thường xuyên theo dõi tình hình ao nuôi để phát hiện kịp thời từ đó có biện pháp bổ sung Kali cho ao nuôi tôm hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đây có thể chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về Kali Clorua và có thể giúp bạn ứng dụng vào các lĩnh vực thực tế, đặc biệt trong thủy sản. Nếu bạn còn có những thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại tư vấn ở trên để được chia sẽ thêm. Cảm ơn bạn đã đọc.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Tăng cường chức năng gan cho tôm

Tăng cường chức năng gan cho tôm

Bài viết tiếp theo

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo