Các quốc gia nuôi tôm thẻ phổ biến trên thế giới

catovina Tác giả catovina 08/04/2023 10 phút đọc

Với ưu điểm thời gian nuôi ngắn, ngưỡng chịu mặn rộng và cho lợi nhuận trước mắt cao hơn tôm sú, tôm thẻ chân trắng dần làm nên cú sốt. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng dần trở nên có sức hút và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó phải kể đến Ecuador, Việt Nam, Ấn Độ,..

Nuôi tôm thẻ ở Việt Nam

Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã được đưa vào Việt Nam ở mức độ nuôi thử nghiệm. Đến năm 2006, Bộ NN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng từ Quảng Bình đến Bình Thuận và được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía Nam vào năm 2008. Cả diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Năm tăng đều qua các năm.

Ao tômDiện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng của Việt Năm tăng đều qua các năm. Ảnh: Tép Bạc

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2022, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam đạt 737.000 ha. Trong đó, thả nuôi tôm thẻ chân trắng ước đạt 115.000 ha. Trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn tấn, tăng 14.3% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước). 

Ấn Độ 

Tôm thẻ chân trắng chính thức du nhập vào Ấn Độ vào năm 2009 và nhanh chóng gia tăng cả diện tích lẫn sản lượng. Bên cạnh, nhân tố là điều kiện thời tiết ấm thích hợp cho sự phát triển của tôm, Ấn Độ hiện cũng đã sử dụng nguồn tôm giống bố mẹ nhập khẩu từ Mỹ, giám sát chặt chẽ giai đoạn đầu phát triển của tôm từ khâu thiết lập trại thực nghiệm theo dõi, cấp phép cho các trại giống bố mẹ đạt chuẩn đến việc cấp giấy chứng nhận cho từng hộ nuôi tôm sạch sau khi thu hoạch.

Tôm thẻ

Ở Ấn Độ là nơi có điều kiện thời tiết ấm thích hợp cho sự phát triển của tôm. Ảnh: Tép Bạc

Số liệu của World’s Top Exports tháng 5/2019, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu và gần gấp đôi so với Ecuador (2,9 tỷ USD). Tiếp đến, trong 5 tháng đầu 2021, sản lượng tôm nuôi Ấn Độ đạt 291.1 nghìn tấn, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 174.2 nghìn tấn, chiếm 60% sản lượng tôm nuôi và 10.3% sản lượng thủy sản nuôi trồng.  

Do ảnh hưởng từ dịch bệnh và cạnh tranh từ các nước khác, sản lượng tôm thẻ chân trắng của nước này có phần suy giảm. Tuy nhiên, thực tế sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm 2022 chỉ giảm 5%, ít hơn nhiều so với dự đoán giảm nghiêm trọng mức 30% trước đó.   

Thái Lan 

TTCT xuất hiện lần đầu tại Thái Lan vào năm 1999, thời điểm tôm sú là loài được ưa chuộng vì sự sẵn có các trại sản xuất giống và khả năng tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi bán thâm canh. Tuy nhiên, năm 2002, do hội chứng tôm sú tăng trưởng chậm (MSGS) đã khiến sản lượng nuôi của nước này suy giảm. Đến năm 2020, 95% diện tích nuôi tôm sú ở Thái Lan đã chuyển sang TTCT.

Ao tômThái Lan đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng từ năm 1999. Ảnh: Tép Bạc

Do dịch bệnh tôm hoành thành trong hơn 10 năm qua gây nhiều thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này. Sản lượng tôm của Thái Lan dự kiến sẽ giảm xuống 270.000 tấn trong năm 2022, từ mức đỉnh hơn 600.000 vào năm 2011. Năm 2023 tới đây, Thái Lan đặt mục tiêu phát triển sản lượng tôm đạt 400.000 tấn mỗi năm. 

Ecuador - Quốc gia đi đầu trong nuôi tôm thẻ

Quốc gia đi đầu trong việc nuôi tôm thẻ với sản lượng khổng lồ phải kể đến Ecuador. Sau nhiều mô hình nuôi tôm thất bại, Ecuador thực hiện một phương pháp mới đó là bắt các con giống đến từ các cửa sông vận chuyển đến bể sinh sản trong vòng 4 – 8 tháng để phục vụ sản xuất và thương mại. Đây cũng là nền tảng cho cuộc cách mạng hóa toàn cầu trong ngành nuôi tôm.

EcuadorEcuador quốc gia đi đầu trong ngành nuôi tôm thẻ. Ảnh: globalseafood.org

Dự đoán sản lượng tôm thẻ chân trắng nuôi ở nước này có thể tăng gấp đôi mức năm 2021 lên khoảng 2 triệu tấn vào năm 2025. Theo ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm 2022 lượng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng của Ecuador đã lập kỷ lục mới mọi thời đại, với khối lượng đạt 971.000 tấn, trị giá 6,16 tỷ USD, tăng 28% về lượng và 36% về giá trị so với 841.712 tấn (trị giá hơn 5 tỷ USD vào năm 2021). 

Indonesia 

Indonesia là nước sở hữu diện tích ao nuôi tôm lớn trên cả nước, hiện đang mở rộng lên đến 247.000 ha, tuy nhiên năng suất bình quân còn thấp, mới đạt 0,6 tấn/ha. Có tiềm năng nuôi tôm nhất, với việc thực hiện các kế hoạch bùng nổ sản xuất thủy sản hướng tới mục tiêu nâng cao sản lượng tôm lên 2 triệu tấn vào năm 2024.

IndonesiaIndonesia được xem là nước sở hữu ao nuôi tôm lớn trên cả nước. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Năm 2006, ngành tôm của Indonesia bị virus gây hoại tử cơ tàn phá. Sau thất bại này, cộng đồng nuôi tôm đã thận trọng trong khâu nhập khẩu tôm xuyên biên giới. Trên 90% ao nuôi có hệ thống xả trung tâm. Bùn thải từ xác sinh vật phù du, phân tôm và thức ăn thừa tích tụ ở trung tâm ao có thể dễ dàng thải ra ngoài. Hiện, tôm thẻ là đối tượng nuôi phổ biến tại các tỉnh Lampung, East Java và Bali, cho sản lượng khoảng 8 – 10 tấn/ha/năm. 

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Những loại máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản

Những loại máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo