Gặp gỡ người nông dân nuôi tôm 'vụ nào cũng trúng' ở Việt Nam

catovina Tác giả catovina 30/03/2023 9 phút đọc

  • Nhờ biết nghiên cứu và chọn đúng loại thức ăn cho tôm, anh Phạm Văn Chu tại Việt Nam đã có thể thu hoạch thành công nhiều vụ tôm liên tục, kể cả trong những thời kỳ khó khăn.
  • Lựa chọn thức ăn kém chất lượng dẫn tới lãng phí thức ăn, gây tác động tiêu cực tới môi trường và còn có thể khiến tôm bị bệnh.
  • Anh Chu cân nhắc hai yếu tố khi chọn thức ăn: cảm quan ban đầu về chất lượng và kết quả thực tế trong quá trình thử nghiệm tại nông trại.

Năm 2020 là một năm đầy thách thức đối với người nuôi tôm nhưng anh Phạm Văn Chu tại khu Điện Gió, thành phố Bạc Liêu, Việt Nam vẫn duy trì được mức lợi nhuận ổn định qua từng vụ nuôi nhờ có kinh nghiệm dày dạn đúc tỉa trong nghề nông và quá trình thử nghiệm kỹ càng.

Cụ thể hơn, trong vụ thu hoạch tháng 10/2020, lượng tôm anh thu hoạch đạt kích cỡ trung bình 19 con/kg. Sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, anh lãi hơn 1,19 tỷ đồng trên hai ao nuôi với diện tích vỏn vẹn 1.400m2/ao, đây có thể nói là kết quả ấn tượng trong một năm đầy sóng gió.

Anh Chu khuyên rằng “Để giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất, bên cạnh các yếu tố quan trọng về chất lượng con giống, phương pháp nuôi, hạ tầng, người dân còn phải chọn đúng loại thức ăn và ưu tiên chất lượng”.

Theo anh Chu, thức ăn là yếu tố quyết định phần lớn đến sự thành công và khả năng lời-lỗ sau vụ nuôi. Khi chọn thức ăn, nếu không cân nhắc kỹ càng, ham rẻ hay hời hợt, có thể gây tổn thất không chỉ một mà tới ba lần chi phí. Anh chia sẻ ba điểm mà mình thấy nông dân nuôi tôm bị lỗ do chọn thức ăn kém.

Tổn thất lần 1: chi phí thức ăn.
Đặc tính của tôm thẻ chân trắng là ăn theo đàn, chỉ xâu xé thức ăn ở lớp nước mặt mà bỏ qua phần dư và mảnh vụn đã chìm xuống đáy.  Đặc biệt, khi bắt được viên thức ăn lớn hơn, chúng sẽ ngay lập tức bỏ lại những mảnh đang ăn dở.

Thế nên, khi chọn thức ăn, anh Chu khuyên "người nuôi nên ưu tiên những sản phẩm chìm chậm, có kích thước đồng đều, vừa cỡ miệng tôm và đặc biệt bền trong nước để tôm bắt mồi nhanh và giảm chi phí thức ăn”.

Qua ngân sách tính toán, anh Chu gợi ý cho người nuôi rằng nếu chi phí thức ăn tăng cao đến 70% tổng giá thành sản xuất thì lợi nhuận sẽ gần về không.

Tổn thất lần 2: Chi phí xử lý môi trường
Thức ăn kém chất lượng không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây tác động xấu đến môi trường. Mà ai cũng biết "nuôi tôm là nuôi nước". Thức ăn nhiều bụi, tan nhanh sẽ dễ làm dơ ao nuôi, tạo điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh lây lan. Phải xử lý nước liên tục để ổn định môi trường cho tôm đôi lúc không chỉ tăng nhân công mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí khiến lợi nhuận vụ nuôi sụt giảm.

Tổn thất lần 3: Thiệt hại do bán tôm non, tôm bệnh
"Điều đau đớn nhất đối với nông dân đó là phải bán tôm non, tôm bệnh", anh Chu chia sẻ. Tôm chưa đạt kích cỡ thu hoạch, người nuôi không bán chúng được hoặc dễ bị thương lái ép giá, gây tổn thất nặng nề sau những ngày tất bật ngược xuôi.

Bởi vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tế, anh Chu cho rằng khi chọn thức ăn, người nuôi cần ưu tiên yếu tố chất lượng lên hàng đầu thay vì ham rẻ chạy theo các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Thức ăn chất lượng thấp dẫn tới tôm có sức khỏe kém. Người nuôi nên tìm kiếm loại thức ăn chú trọng vào các yếu tố sức khỏe và lợi ích vật nuôi.

Làm thế nào để lựa chọn thức ăn phù hợp cho tôm
Chia sẻ về tiêu chí chọn thức ăn, anh Chu nhấn mạnh hai yếu tố: cảm quan ban đầu về chất lượng và kết quả thực tế trong quá trình thử nghiệm tại nông trại.

Về tính cảm quan, người nuôi nên lựa chọn những viên thức ăn có kích cỡ và màu sắc đồng đều, ít bụi, khó tan trong nước. Đây cũng là những yếu tố dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Xét về tính hiệu quả của thức ăn trong quá trình thử nghiệm thực tế, người nuôi có thể theo dõi lượng thức ăn hàng ngày và chỉ số tăng trưởng của tôm để có những đánh giá chính xác.

Sau nhiều năm thử nghiệm nuôi với nhiều loại thức ăn trên thị trường, hiện anh Chu đang sử dụng thức ăn ép đùn Aquaxcel từ Cargill - sản phẩm mà theo anh mang  lại cho anh hiệu suất tốt nhất trên diện tích nuôi có hạn.

Anh tin rằng thức ăn ép đùn chính là công nghệ đột phá trên thị trường, và hứa hẹn sẽ là giải pháp mới giúp gỡ khó phần nào những thách thức của nghề tôm, đặc biệt khi nuôi mật độ cao, siêu thâm canh.

Chỉ với hai ao nuôi 1.400 m2, anh Chu có thể thu về 13,6 tấn tôm với nhiều số liệu khả quan như:
• Chỉ số tăng trọng bình quân/ngày (ADG) lên tới 0,50 g/con/ngày.
• Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) vào khoảng 1,35.
• Tỷ lệ sống là 96%.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP

Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP

Bài viết tiếp theo

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo