Quản lý hiệu quả ao nuôi tôm không lo về tảo

catovina Tác giả catovina 30/03/2023 11 phút đọc

Môi trường ao nuôi chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi. Một trong những nguy cơ tiềm ẩn đó không thể không kể đến tảo độc, trong ao nuôi tôm thông thường có rất nhiều loại tảo sinh sống, mà người nuôi đã không ít lần gặp qua.

Tảo được chia làm 2 loại nhóm chính:

  • Tảo lục và tảo khuê được xem là nhóm tảo có lợi cho tôm nuôi vì hầu hết chúng không chứa các thành phần độc tố
  • Ngược lại, tảo lam và tảo giáp đa phần có chứa độc tố nên có thể làm cho sức khỏe của tôm suy yếu dễ mắc bệnh.

Nếu chúng phát triển nhiều trong ao nuôi sẽ gây hiện tượng nở hoa làm ức chế hô hấp và độc tố

1. Nhóm tảo có lợi trong ao nuôi:

Tảo lục: 

  • Màu tảo xanh đọt chuối non, xanh đều khắp ao, không có tính độc, kích cỡ tảo nhỏ, không gây mùi cho ao và tôm nuôi.
  • Chúng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Vibrio, đồng thời giúp tôm phát triển khoẻ mạnh. Nhóm tảo này phát triển bền tương đối trong ao nuôi tôm

t1-300x200

Tảo khuê: Hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát (có màu trà nhạt)

  • Di chuyển chậm, đây là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao. nhưng lại nhanh bị tàn và sụp tảo ảnh hưởng đến chất lượng nước. Trong quá trình nuôi tôm từ 15 – 20 ngày nên chuyển tảo qua màu trà để dễ quản lý.
  • Loại tảo này có hai dạng: giống đơn bào thì rất tốt cho ao nuôi nhưng ở giống đa bào, dạng chuỗi hoặc dạng xoắn khi xuất hiện với mật độ cao trong ao thì thường vướng vào mang tôm

⇒ Gây cản trở đến quá trình hô hấp của tôm.

*Vì vậy cần hạn chế sự phát triển của giống tảo đa bào này trong ao nuôi tôm.

t2-300x268

2. Những loại tảo có hại trong ao nuôi:

Tảo lam:

  • Màu xanh lam, kéo ván trên mặt nước, không di chuyển, loại tảo này tiết ra chất độc và một số gây ra hiện tượng nở hoa trong nước.
  • Khi xuất hiện nhiều trong ao có thể quan sát bằng mắt thường nước có màu xanh đậm, nổi ván trên mặt nước, có mùi tanh. Tảo có sức sống mạnh và phát triển mạnh ở tháng nóng trong năm (tháng 5).

⇒ Nếu ao có nhiều sẽ gây tình trạng bệnh phân trắng trên tôm

t3-300x225

Tảo mắt:

  • Sự xuất hiện của tảo mắt báo hiệu đáy ao bị nhiễm bẩn, thức ăn dư thừa nhiều, di chuyển nhanh, kích thước nhỏ.
  • Còn non có màu xanh, kéo đường trong ao, già chuyển sang bầm, tàn màu đỏ. Khi tảo mắt phát triển với mật độ cao chiếm ưu thế trong ao nước sẽ có màu xanh rau má, một số trường hợp có màu nâu đen.

⇒ Gây loãng đường ruột, đứt khúc đường ruột ở tôm.

t4-300x130

Tảo giáp:

Nguyên dẫn đến tình trạng có tảo giáp là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển của loại tảo này.

Khi phát triển mạnh làm cho nước trong ao có màu nâu đỏ, nếu ăn trúng loại tảo này sẽ làm cho tôm khó tiêu, bị bệnh phân đứt khúc.

⇒ Ngoài ra tảo giáp còn là nguyên nhân làm cho tôm nổi đầu về đêm do thiếu Oxy trong nước.

t5-300x225

3. Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi

Nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi là do ô nhiễm hữu cơ:

  • Quản lý thức ăn không tốt làm thức ăn dư tích lũy xuống nền đáy.
  • Phân tôm trong suốt vụ nuôi.
  • Nền đáy dơ bẩn do không cải tạo ao kỹ.

Thời tiết thay đổi thất thường nắng nóng hoặc mưa kéo dài:

  • Mưa kéo dài làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo Lam phát triển.
  • Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.

⇒ Đặc biệt tảo lam còn trực tiếp gây bệnh cho gan tụy, phân trắng, đường ruột, phân lỏng, phân đứt khúc… làm quá trình phát triển của tôm bị chậm lại, tôm ốp thân.

t7-300x225

4. Hạn chế tảo xanh xuất hiện trong ao nuôi tôm

Trong môi trường nước nuôi tôm, để hạn chế tảo xanh sinh trưởng và phát triển bên cạnh quản lý các yếu tố môi trường như: pH, độ mặn, độ kiềm, khoáng,…thì bà con cần làm tốt thêm các vấn đề sau:

  • Cải tạo ao trước khi nuôi thả tôm cá thật kỹ, cẩn thận, không dùng các loại phân bón hóa học như urê, lân quá nhiều.
  • Xử lý nguồn nước được cấp vào ao thật sạch, nước phải được lọc và loại bỏ tạp chất kỹ trước khi cho vào ao. Tránh lấy nước vào khu nuôi tôm trong giai đoạn xấu, tảo nở hoa ( nước đen, màu cổ trầu, thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
  • Quản lý thức ăn hợp lý là cách xử lý tảo xanh đơn giản nhất, tránh dư thừa, tồn động trong ao tạo điều kiện cho tảo phát triển.
  • Thường xuyên sử dụng vi sinh để kiểm soát tảo, duy trì màu nước đẹp, kết hợp chạy quạt nước, thay nước và sục khí để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong nước cho tôm.
  • Một trong những cách xử lý tảo xanh triệt để là bà con nên xử lý thường xuyên nền đáy bằng vi sinh  nhằm giải phóng lượng khí nitơ tích tụ trên nền đáy ra môi trường nước để hạn chế tảo phát triển.
  • Nếu mật độ tảo quá dày thì phải giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho tôm ăn, đồng thời xi phông đáy, thay nước trước khi áp dụng các biện pháp xử lý.

PIC-60-300x200

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Phòng – Trị bệnh đóng rong hoặc mảng bám như thế nào cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả?

Phòng – Trị bệnh đóng rong hoặc mảng bám như thế nào cho tôm thẻ chân trắng hiệu quả?

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo