PHÒNG BỆNH CHO TÔM HÙM LỒNG

catovina Tác giả catovina 04/04/2023 6 phút đọc

Tôm hùm là một trong những loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm hùm đang dần trở nên phổ biến. Nuôi tôm hùm không đơn giản, vì thế, để đạt hiệu quả cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trừ bệnh cho tôm.

? Vị trí phù hợp
Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4 m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 – 8 m (đối với nuôi lồng nổi). Đáy lồng cách đáy biển ít nhất 1 m vào lúc mực nước thủy triều thấp nhất.
Khoảng cách tối thiểu giữa các lồng trong cùng một bè hoặc cùng một cụm lồng là 1 m, khoảng cách giữa các bè hoặc cùng một cụm lồng của 1 cơ sở nuôi không nhỏ hơn 50m.
Mật độ lồng nuôi: 30 – 60 lồng/ha (đối với lồng có kích thước dài x rộng x cao = 3m x 3m x 1,5m).

☘️ Con giống tốt
Lựa chọn tôm hùm giống đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh; thời gian lưu giữ tôm giống không quá 48 giờ.
Giống nhập khẩu phải được kiểm dịch, nuôi cách ly, kiểm tra chất lượng
Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, độ mặn.

♨️ Thức ăn chất lượng
Việc sử dụng thức ăn tươi sống là một trong những nguồn lây nhiễm bệnh cho tôm hùm nuôi do đó:
Thức ăn phải được bảo quản tốt, còn tươi và phải có nguồn gốc từ những vùng không có dịch bệnh. Thức ăn cho tôm hùm cần được rửa sạch, tùy vào giai đoạn tôm nuôi mà có thể để nguyên hoặc cắt nhỏ.
Người nuôi cần dựa vào khối lượng tôm nuôi và giai đoạn phát triển của tôm để tính toán lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn cho chính xác.
Thường xuyên bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa Han-Shrimp Feed, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

? Chăm sóc
Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 – 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm cục bộ nền đáy và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ.
Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới.
Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước, chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước về nhiệt độ, độ mặn, ôxy hòa tan để có những giải pháp xử lý.
Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 - 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường sống của tôm
Treo các túi vôi ở các góc lồng nuôi nhằm khử khuẩn, ổn định môi trường nước, tiêu diệt mầm bệnh.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Chlorine tác dụng thế nào trong ao nuôi ? Liều dùng khuyến cáo và các lưu ý gì khi sử dụng Chlorine ?

Chlorine tác dụng thế nào trong ao nuôi ? Liều dùng khuyến cáo và các lưu ý gì khi sử dụng Chlorine ?

Bài viết tiếp theo

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo