Vỏ tôm trông như có 1 lớp rêu/tảo trên bề mặt ? Cách xử lý nó

catovina Tác giả catovina 04/04/2023 7 phút đọc

? BỆNH ĐÓNG RONG TRÊN TÔM ?

Bệnh đóng rong trên tôm xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy cấp tính nhưng chúng có thể gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý, biện pháp phòng ngừa như thế nào?

tom-dinh-reu

? Nguyên nhân

Bệnh đóng rong thường xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn nuôi tôm, do đó cần phải thường xuyên theo dõi ao nuôi để xác định chính xác nguyên nhân, biểu hiện để có biện pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây bệnh đóng rong trên tôm do một số yếu tố sau:

- Do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo và vi nấm gây ra. Các cá thể tôm yếu không thể lột xác được dễ bị các vi sinh vật và chất vô cơ bám vào phần vỏ dẫn đến bệnh đóng rong trên tôm.

- Đối với các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và lượng thức ăn dư thừa cao sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, rong tảo phát triển mạnh, đặc biệt những ao có nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải, các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật bám trên bề mặt cơ thể của tôm.

tom-dong-rong-reu

⚠️ Biểu hiện

- Tôm yếu, bỏ ăn, chậm lớn, ít di chuyển và tấp mé bờ.

- Mang bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc sang màu đen.

- Vỏ tôm trơn giống như phủ nhớt, quan sát giống như 1 lớp tảo bám trên bề mặt.

- Toàn thân bị sơ, chủ yếu ở phần đầu ngực, mang và các phụ bộ.

- Khi tôm bị đóng rong trên vỏ thường xuất hiện màu xanh của tảo, màu đen của khói đèn hay màu xám đục giống bùn, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ.

- Tôm bị bệnh đóng rong khiến tôm di chuyển khó khăn.

- Nếu bị nặng, có thể khiến phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt của tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.

♻️ Biện pháp phòng bệnh

- Chuẩn bị, cải tạo ao nuôi thật kỹ trước khi thả

- Sử dụng hệ thống xiphong đáy ao để lọc bỏ rác thải, xác hữu cơ,… trong quá trình nuôi tôm.

- Kiểm tra và lọc sạch nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm.

- Cho ăn với mức độ hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm tăng chất dinh dưỡng trong ao tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

- Định kỳ sử dụng men vi sinh để xử lý nước ao và đáy ao nuôi, phân hủy chất thải hữu cơ giảm ô nhiễm trong ao.

- Thường xuyên kiểm soát chất lượng nước ao về các chỉ tiêu như độ pH, NO2, NH3… Đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm.

- Bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm nuôi để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột vỏ đồng loạt.

? Biện pháp trị bệnh

- Thay nước khoảng 30% để loại bớt các loại tảo độc, nấm, vi khuẩn và nguyên sinh động vật ra khỏi ao.

- Giảm ngay lượng thức ăn từ 5 – 10% kết hợp với việc trộn men , tạt khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và kích thích quá trình lột vỏ cứng.

- Sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường nước và men vi sinh để làm sách đáy, loại bỏ xác tảo chết và các cặn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước VAI TRÒ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

VAI TRÒ CỦA KHOÁNG VI LƯỢNG ĐỐI VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Bài viết tiếp theo

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo