ĐỘ ĐỤC TRONG AO NUÔI TÔM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT
1. Nguyên nhân gây đục ao nuôi tôm
- Do các hạt sét, bùn lơ lửng trong nước không lắng tụ
- Đất xung quanh bờ bị xói mòn, rửa trôi
- Hoạt động của tôm, xới – quậy nền đáy làm cho ao bị dục
- Sử dụng nhiều hóa chất như vôi, Dolomite, Zeolite… kém chất lượng, có lẫn tạp chất
- Không bơm hút, sên vét bùn đáy kỹ khi cải tạo ao
- Do thức ăn dư thừa, phân thải, sự phát triển quá mức của tảo
- Cấp nước phù sa mà không qua lưới lọc,…
2. Ảnh hưởng của độ đục
- Hạn chế hàm lượng oxy hòa tan trong nước
- Làm giảm sự xâm nhập ánh sáng mặt trời vào nước qua đó hạn chế sự phát triển của tảo
- Phù sa bám trên mang tôm gây cản trở hô hấp của tôm, hoặc gây tắc nghẽn mang tôm
- Giảm tỉ lệ sống đối với tôm giống do thiếu hụt lượng thức ăn tự nhiên
- Các hạt lơ lửng, hạt sét là nơi trú ngụ của mầm bệnh
3. Ngăn ngừa và giải quyết độ đục trong ao
Ngăn ngừa độ đục:
- Cải tạo ao thật kỹ, bơm hút hết bùn đáy vụ nuôi trước
- Nên có ao chứa để lắng, lọc nước trước khi cấp vào ao nuôi
- Lót bạt bờ và đắp cao bờ ao để hạn chế đất rửa trôi từ bờ
- Chọn lựa hóa chất xử lý chất lượng, sử dụng đúng liều
- Định kỳ sử dụng vi sinh xử lý đáy , nước để phân hủy hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo
Giải quyết độ đục trong ao:
- Tiến hành thay nước từ nguồn nước sạch, có thể thay nhiều lần