HIỆN TƯỢNG TẢO NỞ HOA - KIỂM SOÁT & XỬ LÝ TÁC HẠI TẢO ĐỘC TRONG NUÔI TÔM

catovina Tác giả catovina 30/03/2023 23 phút đọc

Tảo là gì?

Tảo là một nhóm nguyên sinh vật lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá. Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợ phân nhánh, hình ống, hình phiến.

Vi tảo (Microlgae) là các tảo rất nhỏ được quan sát dưới kính hiển vi, chúng sống trong môi trường nước ngọt và biển. Trong ao nuôi tôm tảo bao gồm: tảo lục, tảo silic (tảo khuê), tảo lam, tảo giáp, tảo mắt, chúng được chia làm 2 nhóm: nhóm tảo có lợi và nhóm tảo có hại.

a. Tảo có lợi trong ao nuôi

Tảo Silic (Bacillariophyceae), tảo khuê

Tảo Silic hay còn gọi là tảo khuê, khi có sự hiện diện của tảo silic trong ao nuôi tôm, nước sẽ có màu trà từ nhạt đến đậm tùy thuộc vào mật độ tảo trong ao.

10_1867fbad1252483693bf29f15c649581_grande

Hình 1: Tảo Silic và nước màu trà có nhiều tảo silic

Tảo lục (Chlorophyta)

Tảo lục phát triển trong môi trường có hàm lượng đạm NH4+ cao, ao nuôi tôm có tảo lục chiếm ưu thế có màu xanh lục hoặc xanh lá nhạt.

11_8c6514f808314fa1b0a8b360c38a0833_grande

Hình 2: Tảo lục và nước màu xanh do tảo lục

Vai trò của nhóm tảo có lợi:

  • Tảo lục, tảo khuê là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, như một hệ thống lọc sinh học, hỗ trợ ổn định các thông số môi trường.
  • Khi tảo phát triển ở mức cho phép, giúp ổn định nhiệt độ nước bằng cách che phủ phần nào bề mặt ao khỏi ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Ban ngày tảo sẽ thực hiện quá trình quang hợp để tạo oxy hòa tan.
  • Mặc dù tảo silic và tảo lục có lợi nhưng nếu chúng phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến tôm như thiếu oxy về đêm, biến động pH. Nên cần kiểm soát mật độ tảo thích hợp trong ao nuôi tôm.

b. Tảo độc trong ao nuôi tôm

Tảo lam (Cyanobacteria)

Đa số tế bào tảo lam dạng sợi, một số dạng hạt đơn bào, đây là loại tảo độc trong nuôi thủy sản vì một số loài tiết ra chất độc và một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước. Tảo lam hiện diện trong ao gây ra các tình trạng thiếu oxy, chúng còn tiết ra chất độc gây bệnh gan tụy, phân trắng đồng thời gây mùi hôi làm thủy sản nuôi có mùi lạ.

8_449ea90c94e948eb906a1cea7d122112_grande

Hình 3: Tảo lam phát triển qua mức trong ao tôm

Tảo mắt (Euglenophyta), tảo mắt đỏ

Các loài tảo mắt đỏ thường gây ra màu đỏ và sự ô nhiễm chất hữu cơ trong nước. Euglenoids thường có màu xanh lục do sự hiện diện của lục lạp, nhưng một số loài cũng có màu đỏ vì chúng chứa một lượng lớn sắc tố carotenoid. Đặc biệt là trong mùa ấm áp với nước giàu dinh dưỡng, Euglena sp sinh sản nhanh chóng. Loài tảo đỏ không có tác động trực tiếp đến đời sống thủy sinh, nhưng một số loài tảo giải phóng độc tố có hại có thể giết chết động vật thủy sản tiêu thụ nó hoặc có thể dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng và oxy trong nước.

Hình ảnh tảo giáp nở hoa, màu nước đỏ do tảo mắt phát triển mạnh

Hình 4: Hình ảnh tảo giáp nở hoa, màu nước đỏ do tảo mắt phát triển mạnh.

Tảo Giáp (Pyrophyta)

Tảo giáp sống chủ yếu ở nước mặn, khoảng 10% ở nước ngọt và chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi, có roi. Trong đó nguy hiểm nhất là do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinella... khi chúng phát triển mạnh với mật độ cao làm cho nước có màu đỏ, thiếu oxy trong nước và nước bị phát sáng. Ao nước có màu nâu đỏ hoặc màu trà sẫm, mặt nước xuất hiện vàng nâu đậm và pH dao động ngày đêm lớn.

1_e910cccdb8f64c468d7dc40dffb52d1a_grande

Hình 5: Hình tảo giáp trong ao và màu nước có màu nâu sẫm của tảo đỏ phát triển quá mức.

Ảnh hưởng của nhóm tảo độc

  • Khi tôm ăn phải các loài tảo lam, tảo giáp, tảo mắt có thể bị ngộ độc, mắc các bệnh đường ruột.
  • Các tế bào tảo lam, tảo giáp có độc tố, tích lũy và ức chế thần kinh, tiêu hóa đường ruột. 
  • Mắc kẹt vào mang tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp.
  • Cạnh tranh với tôm về mặt oxy và dinh dưỡng.
  • Tảo dày, trong quá trình quang hợp và hô hấp sẽ làm dao động pH, oxy hòa tan giữa ngày và đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm nhất là trong ao có hàm lượng H2S, NH3, NO2 cao.
  • Phát triển quá mức sẽ gây ra ”hiện tượng tảo nở hoa”, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội phát triển.

2. Hiện tượng tảo nở hoa

Hiện tượng tảo nở hoa là gì?

Hiện tượng tảo nở hoa (water bloom) hay còn gọi là thủy triều đỏ (red tide), hiện tượng nước nở hoa, là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các vi tảo.

Theo tiêu chuẩn của FAO số lượng tế bào tảo vượt quá 100.000 tế bào/ml được gọi là “tảo nở hoa”. Hai loại tảo phổ biến nhất thường nở hoa trong ao nuôi thủy sản là tảo giáp và tảo lam. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 5-10 ngày tùy vào giống loài tảo và điều kiện môi trường dinh dưỡng. Tảo nở hoa tiết độc tố, gây bệnh hoặc gây thiếu oxy cục bộ vào ban đêm làm tôm chết hàng loạt.

Nguyên nhân hiện tượng tảo nở hoa

  • Hàm lượng dinh dưỡng trong ao cao: Quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm thức ăn dư thừa, phân tôm làm mất cân bằng Nitơ (N) và Photpho (P) là nguyên nhân tảo nở hoa.
  • Thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao thay đổi cũng là nguyên nhân tảo nở hoa hay sụp tảo.
  • Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ trong môi trường yếm khí tạo ra các chất dinh dưỡng, đây là điều kiện cho tảo có hại phát triển dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa.

3. Tác hại do tảo nở hoa

Tảo nở hoa là nguyên nhân làm tôm mắc các bệnh về đường ruột và gan tụy.

- Tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị lỏng, đứt đoạn, phân trắng. Sự phát triển quá mức đến tảo nở hoa đỏ của tảo giáp và tảo lam làm tôm dễ mắc các bệnh về đường ruột nếu ăn phải chúng. Tảo tích tụ trong cơ thể tôm làm tôm dễ mắc các bệnh đường ruột.

- Bệnh hoại tử gan tụy: tảo nở hoa rất nhanh sẽ đến hiện tượng tảo tàn, quá trình phân hủy xác tảo chiếm rất nhiều oxy của ao và sinh ra độc tố khiến tôm dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy.

- Tảo phát triển mạnh làm các yếu tố môi trường biến đông lớn đặt biệt là ảnh hưởng pH, biến động pH trong ngày lớn pH sáng thấp (pH<7,5) và pH chiều cao (pH>8,5). Quá trình hô hấp vào ban đêm của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong nước và thải ra một lượng lớn CO2, làm pH giảm thấp. Với điều kiện thiếu oxy và pH thấp làm tôm dễ nổi đầu buổi sáng, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh. đồng thời quá trình phân hủy xác tảo làm nồng động khí độc NH3 NO2, H2S tăng.

- Nước phát sáng: Một số loài tảo giáp có tính phát quang, khi nở hoa sẽ phát sáng ảnh hưởng đến tập tính của tôm.

4. Cách kiểm soát và xử lý tảo nở hoa

a. Cách kiểm soát

- Kiểm soát vật lý: Điều kiện tiên quyết cần thiết để tảo phát triển là chất dinh dưỡng trong nước và ánh sáng mặt trời để quảng hợp. Tuy nhiên, vấn đề thời tiết rất khó để khắc phục triệt để nên hạ mức dinh dưỡng trong ao là giải pháp ưu tiên.

Thay nước là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi chi phí thấp cũng dễ thực hiện. Lưu ý, nguồn nước khi cấp vào ao ở ao chứa và ao lắng cũng cần được xử lý kỹ.

Trước khi thả giống, nên xử lý ao cẩn thận, tiêu diệt tảo ở lớp đất dưới đáy và xung quanh bờ ao nuôi, tránh lấy nước từ các nguồn nơi tảo nở hoa. Đồng thời thường xuyên sử dụng các biện pháp để giải phóng khí Nitơ tích tụ ở đáy ao nuôi, giúp loại bỏ các điều kiện cho phép tảo phát triển mạnh mẽ.

Việc kiểm soát cơ học với các loại tảo độc (tảo sợi) thường là kéo hoặc vớt tảo ra khỏi ao. Tăng cường sụt khí để tăng hàm lượng oxy trong nước, kích thích phospho liên kết và hấp thụ vào trầm tích của ao. Điều này ngăn không cho P có sẵn trong nước để tảo sử dụng và phát triển.

Thường xuyên hút bùn, hút đáy ao nuôi. Riêng đối với tảo lam, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là độ mặn. Cho ao nuôi bằng cách cung cấp nước biển cho ao nuôi hoặc thêm muối vào nước với lượng 10kg/1.000m3.

- Kiểm soát sinh học: Để xử lý tảo nên thả cá rô phi cùng với tôm trong cùng một ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao nuôi. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30-60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục.

- Kiểm soát hóa học: Kiểm soát phosphorous cũng là một biện pháp giảm dinh dưỡng của tảo. Phosphorous có thể bị bất hoạt hoặc loại bỏ độc tính bằng cách sử dụng các chất phụ gia hóa học, chẳng hạn như phèn (nhôm sunfat kết hợp với natri aluminate theo tỷ lệ 2:1). Phèn chua có thể được áp dụng cho nước tạo thành một dạng kết tủa loại bỏ photpho khỏi nước khi lắng xuống.

- Kiểm soát bằng cách sử dụng vi sinh:

Sử dụng vi sinh định kỳ để phòng ngừa hiện tượng tảo nở hoa. Vi sinh giúp giảm thiểu chất hữu, giảm dinh dưỡng trong ao, đồng thời vi sinh còn ổn định pH nước ao.

b. Cách xử lý khi ao nuôi gập hiện tượng tảo nở hoa

Giải pháp xử lý tảo nở hoa bằng vi sinh của CATOVINA gửi đến quý bà con!

Trường hợp 1: Tảo trong ao xuất hiện hiện tượng tảo nở hoa hay mật độ tảo trong ao cao, bà con tiến hành xử lý:

  • Bước 1: Thay nước nhiều nhất có thể (10-30%), mục đích làm giảm mật độ tảo trong ao.
  • Bước 2: Sử dụng vi sinh 10 giờ đêm sử dụng 1 gói/1000-1500m3, dùng 2-3 đêm liên tục.
  • Bước 3: Sử dụng Oxy Gen (oxy viên) 3kg/1000m3 , lúc 3-4 giờ sáng. Tảo phát triển mạnh rất dễ thiếu oxy và buổi sáng sớm, đồng thời làm giảm pH trong ao nuôi nên bà con sử dụng vôi CaO, liều 20kg/1000m3 lúc 6 giờ sáng để ổn định pH.
  • 8-9 giờ sáng sử dụng giải độc nước và sử dụng vi sinh xử lý đáy để hỗ trợ phân hủy xác tảo.

Trường hợp 2: Giai đoạn tảo tàn (hay còn gọi là sụp tảo) làm nước ao mất màu

7_d1d6b0714e3d4ff69640460100714c0e_grande

Hình 7: Hình ảnh tảo tàn trong ao tôm.

Giai đoạn tảo tàn (hay còn gọi là sụp tảo) làm nước ao mất màu và trở nên đục, lúc này bà con sử dụng vi sinh xử lý nước vào buổi sáng (5-6 giờ sáng) để lắng chất hữu cơ, tăng khả năng bắt mồi của tôm. Sử dụng vi sinh lúc 8-9 giờ sáng để gây màu và ổn định màu nước.

*Những lưu ý trong quá trình xử lý tảo:

Trong quá trình xử lý tảo bà con cần lưu ý đến sức khỏe tôm nuôi, đặt biệt là đường ruột tôm. Bà con sử dụng thêm men đường ruột , giải độc gan để phòng ngừa và hỗ trợ gan ruột.

Trong quá trình nuôi, càng về cuối vụ thì tỷ lệ N/P trong nước càng giảm là do Nito lắng đáy. Do đó kết hợp sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao và khí độc, giúp nước ao sạch tôm nuôi khỏe mạnh.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Ương/vèo &amp; Chuyển ao – Những điều nên và không nên làm

Ương/vèo &amp; Chuyển ao – Những điều nên và không nên làm

Bài viết tiếp theo

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh

Nhận Biết Tôm Thiếu hoặc Đủ Mồi: Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Chỉnh
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo