Ương/vèo & Chuyển ao – Những điều nên và không nên làm
Ngày nay, rất nhiều hộ nuôi áp dụng nuôi tôm với quy trình ương/vèo, nuôi tôm 2 giai đoạn, ngay cả ao thông thường như ao đất với nhiều ưu điểm như dễ dàng quản lý, giảm chi phí giai đoạn đầu, rút ngắn thời gian nuôi, giảm thiểu dịch bệnh.
Tuy nhiên, ương vèo và chuyển ao không hề đơn giản và cần rất nhiều lưu ý mà không phải người nuôi tôm nào cũng biết được. Dưới đây là một số bí quyết hay để bà con cùng tham khảo:
1. Chuẩn bị ao
Sau khi ương được 20– 25ngày, tiến hành sang ra ao nuôi.
Ao thường có diện tích từ 500m2 đến 5.000m2, nước sâu khoảng 1.0m đến 1.2m, được bố trí có sục khí đáy kiểu chân gà/bông mai, với khoảng cách giữa 2 chân gà/bông mai là 2.5m đến 3.5m để giúp tạo oxy và xáo trộn nền đáy để gom cặn hiệu quả.
Nguồn nước phải được lấy từ ao lắng đủ 15 ngày và được xử lý bởi hệ thống lọc và diệt khuẩn, sau đó cấp vào ao nuôi. Tiến hành cấy hệ vi sinh có lợi như sau:
- Lấy nước vào ao nuôi trước khi sang tôm 4 ngày.
- Bổ sung thêm hệ vi sinh có lợi Pro W (Inve): 200gram/500m3 nước, định kỳ 1 ngày/lần vào lúc 8 giờ sáng
- Sục khí liên tục 24/24
Kiểm tra thật kỹ những chỉ số môi trường quan trọng trong khoảng thích hợp và ổn định. Đặc biệt, trước khi sang tôm cần kiểm tra môi trường giữa ao ương/vèo và ao nuôi, để cân bằng các chỉ tiêu về pH, độ kiềm, nhiệt độ…giữa 2 ao, chênh lệch không quá nhiều để tránh gây sốc cho tôm.
Ao nuôi nên được diệt khuẩn, gây màu, đảm bảo màu nước, độ trong, các têys tố môi trường trong ngưỡng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tôm. Đồng thời, nên bổ sung đủ lượng khoáng và vitamin ngay vị trí sang tôm để tôm không bị sốc, stress.
2. Tiến hành sang tôm
Sau khi đã hoàn tất các bước chuẩn bị ao nuôi thì chúng ta tiến hành sang tôm từ Ao ương/vèo sang ao nuôi (được xem là ao nuôi giai đoạn 2). Chúng ta nên tiến hành sang thưa trong những ngày thời tiết thuận lợi, tốt nhất sang thưa vào chiều tối..
Đây cũng là những bước căn bản có thể áp dụng được cho tất cả giai đoạn trong quá trình chuẩn bị và sang tôm
Tuỳ theo mục tiêu mà chúng ta có thể chọn mật độ nuôi khác nhau theo bảng sau (với nhiệt độ chuẩn là 28 – 30 độ C):
3. Bí quyết sang tôm giảm hao hụt cho người nuôi tôm
Sang tôm bằng cách kéo lưới hoặc kéo chài
- Ưu điểm: kiểm tra chính xác số lượng tôm cần sang
- Nhược điểm: tôm dễ bị stress
Nên sang tôm vào lúc trời mát và kéo dài trong vài ngày, thuận lợi trong phương pháp này là định lượng được số tôm sang qua ao nuôi, có thể dùng 1 ao ương sang cho nhiều ao nuôi.
Sang tôm bằng cách rút ống
- Ưu điểm: tôm không bị stress trong quá trình sang
- Nhược điểm: không kiểm tra chính xác được số lượng tôm cần sang
Giữa ao ương và ao nuôi có sự chênh lệch độ sâu nên khi mở van thông nhau tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi có diện tích lớn hơn để nuôi tiếp giai đoạn 2. Khi sang tôm cần đảo nước qua lại để môi trường ao ương và ao nuôi không chênh lệch.
Trong điều kiện thuận lợi có thể đặt ao ương và nuôi gần nhau thì chỉ cần xả van cho tôm trực tiếp xuống ao nuôi. Cân tôm để biết lượng tôm thả xuống giai đoạn 2
*Lưu ý: Tôm sang qua ao giai đoạn 2 cần thời gian 3 – 7 ngày để ổn định môi trường thích nghi và ăn mạnh.
4. Các chỉ số môi trường cần theo dõi
Quan trắc đo đạc kiểm soát các yếu tố môi trường trong ao nuôi cần phải thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện sớm các bất ổn trong môi trường nước qua đó có cách xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro và hạn chế chi phí điều trị bệnh tôm.
Quản lý các yếu tố môi trường theo bảng sau:
Sau khi sang tôm thì quan sát sức khoẻ tôm thật chặt chẻ, kiểm tra sức ăn của tôm và điều chỉnh thức ăn phù hợp với sức ăn, đồng thời áp dụng các biện pháp ứng dụng vi sinh vào ao nuôi như sau:
- Bổ sung vi sinh Pro W, 2 ngày/lần: liều lượng 100gram/500m2
- Siphon định kỳ 2 ngày/lần bắt đầu từ ngày nuôi thứ 3
- Thay nước 10 – 20% 2 ngày/lần trong suốt vụ nuôi
- Trộn vi sinh hỗ trợ đường ruột Pro 2: 5 – 10gram/kg thức ăn
- Tăng sức đề kháng với sản phẩm TOP S: 5 – 10gram/kg thức ăn
5. Kiểm soát chất lượng nước
Các chỉ tiêu chất lượng nước phải kiểm tra hằng ngày
- Nhiệt độ
- Màu nước cảm quan
Các chỉ tiêu chất lượng nước kiểm tra 7 ngày/lần
- TAN
- NO2-N
- Độ kiềm
- pH
Lấy mẫu nước và mẫu tôm kiểm tra dịch bệnh 2-4 lần/vụ nuôi