Giải Pháp Giúp Tôm Lột Xác Để Tăng Trưởng
Việc lột xác của tôm trong ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của tôm. Nó chỉ có ý nghĩa khi sau giai đoạn lột xác tôm phát triển khỏe mạnh. Vì thế, quá trình này cần được chuẩn bị và phòng ngừa tốt từ tất cả các yếu tố như: dinh dưỡng, môi trường, khoáng chất, các vi khuẩn gây bệnh.
1. Về Môi Trường
Các thông số về môi trường ao nuôi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lột xác của tôm. Hộ nuôi cần theo dõi để có những điều chỉnh phù hợp.
- Độ mặn: Những ao nuôi có độ mặn càng cao thì lượng khoáng hòa tan sẽ càng cao và ngược lại. Vì thế, với những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất cho tôm. Các hộ nuôi tôm cần phải nuôi theo đúng thời vụ và vùng quy hoạch theo khuyến cáo vì nếu độ mặn trong ao tăng cao hơn 25%, vỏ tôm sẽ dày và cứng, dẫn đến thời gian lột xác lâu hơn.
- Hàm lượng oxy hòa tan: Quá trình khi tôm lột xác, nhu cầu oxy tăng gấp đôi nên cần quạt nước, sục khí để bổ sung hàm lượng oxy hòa tan, cần duy trì ở mức 4-6mg/l trong suốt quá trình lột xác.
- Độ kiềm: Trong quá trình tăng trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120mg/l trở lên, nên sử dụng CaCO3 hoặc Dolomite, kèm theo bổ sung khoáng 3-5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loại.
- Độ pH: Tôm cần pH thấp hơn 8,3 để hấp thụ khoáng từ lớp vỏ cũ. Nghiên cứu cho thấy, độ pH từ 7,8 – 8,2 là hợp lý để tôm lột xác.
2. Về Dinh Dưỡng
Là một trong những nguyên nhân giúp tôm lột xác. Thiếu dinh dưỡng tôm sẽ không đủ chất làm đầy vỏ, vỏ không nứt ra để lột xác. Cần bổ sung cho tôm hàm lượng đạm 32 – 45%, khẩu phần ăn phải phù hợp ở từng giai đoạn phát triển. Kể cả việc chuyển đổi thức ăn cũng như vậy, giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn cả thức ăn cũ và mới rồi cho ăn ít nhất 3 ngày.
Khẩu phần ăn của tôm cũng cần bổ sung nhiều vitamin, đạm giúp cơ thể tôm trở lại với điều kiện tối ưu và ngăn các tác động xấu đến tôm khi có những thay đổi đột ngột của môi trường.
3. Về Khoáng Chất
Vỏ tôm có hai thành phần chính: 55% là khoáng vô cơ, còn lại lớp vỏ kitin bao bọc bên ngoài tạo thành một khung xương chắc chắn. Vì thế, với tôm thẻ chân trắng, khoáng chất chiếm vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển.
Tôm được nuôi trong ao thì lượng khoáng không được dồi dào như môi trường tự nhiên nên lượng khoáng chất hòa tan có sẵn là rất quan trọng vì nó giúp tôm lột xác đều và nhanh tạo lớp mới.
Khoáng chất là yếu tố không thể thiếu cho tảo. Vì thế, nếu ao nuôi nào có tảo dày, sẽ làm tảo tàn đột ngột từ 1-3 ngày sau khi lột, còn làm môi trường xấu đi, tôm bị vi khuẩn, khí độc nhiễm bệnh nguy hiểm.
Hấp thụ và ngăn chặn khí độc trong ao nuôi thủy sản
4. Vi Khuẩn Gây Bệnh
Mô hình nuôi thâm canh luôn có vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong ao. Vì thế, khi lột xác tôm phải luôn tìm đến vùng an toàn hơn để ẩn nắp, mà đó lại là nơi nhiều vi khuẩn, khí độc xâm nhập làm tôm bị nhiễm khuẩn, các dấu hiệu thường là lờ đờ, ăn yếu, mắt, vảy, râu, đuôi có màu đỏ sậm.
Cần bổ sung các chế phẩm sinh học vào ao nuôi ở thời điểm tôm lột xác, cho tôm ăn men tiêu hóa sau khi lột. Hộ nuôi cần thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm và lượng khoáng.