Như Thế Nào Là Cách Cho Ăn Đúng Quy Tắc Giúp Tôm Phát Triển Thuận Lợi

catovina Tác giả catovina 14/09/2023 9 phút đọc

Lựa chọn thức ăn phù hợp, chất lượng đảm bảo, góp phần giúp tôm phát triển thuận lợi. Theo kinh nghiệm của những người nông dân nuôi tôm lâu năm thì thức ăn cho tôm nuôi chủ yếu được phân thành 3 loại như sau:

fOBH8p7uebtVHMDevaHPnJ27OB7KwluKxI9ukajurwXE7lH5s6FRG566D1jZI0B3PgZWh4s5xJPxfc8fJaz42DYjHxXGohFDr0GKoEWMpSW7TABj-os-iJs8132x-Tsx8j_wEDwl2AWwgzPlzelGYL0

  • Thức ăn từ tự nhiên (thức ăn hữu cơ):
    Đây là những thức ăn có sẵn trong ao nuôi, bao gồm các phiêu sinh vật (động vật và thực vật phù du), vi sinh vật, mùn bã hữu cơ, các thực vật,… sống trong nước. Việc gây màu nước trước khi thả tôm vài ngày chính là một trong những cách tạo ra nguồn thức ăn hữu cơ cho tôm nuôi. Ngoài ra, nhiều bà con còn sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để bổ sung thêm các tế bào vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa của tôm. Tuy nhiên, việc gây màu nước trước khi thả tôm không dễ để ổn định màu nước, nên nguồn thức ăn tự nhiên thấp, không đủ cung cấp cho tôm.
  • Thức ăn tự chế:
  • A30HfPlmIApXi4fzXq_Sqbf1cuKOuuaOCl9b7VuyAD-R-awP3pBglps4WkBxY3DdhQnupnfGNxl4X316xDwlhkZxaQqiIGri9r1BHiwhwMMxZoYZoa1pk06usttHHBfJvF-ZDn3-ttzY5gdM00rAU2A
    Bao gồm các nguyên liệu có sẵn như: ốc, cá tạp, bột cá, phụ phẩm nông nghiệp,… được người chăn nuôi tự sàng lọc và chế biến thành thức ăn cho tôm. Tuy nhiên, các loại thức ăn tự chế đặc biệt là khi sử dụng ở dạng tươi sống có thể gây ô nhiễm môi trường. Nhiều chuyên gia khuyên bà con khi tôm còn ở giai đoạn mới thả không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ trộn thức ăn để kích thích tôm bắt mồi, vì đây có thể là nguyên nhân truyền bệnh cho tôm. Ngoài ra, nguồn thức ăn do bà con tự chế rất khó để xác định được thế nào là đủ liều lượng dinh dưỡng cho tôm phát triển, dẫn đến thừa hoặc thiếu dinh dưỡng cho tôm là chuyện bình thường.
  • Thức ăn công nghiệp:
  • JXJ7-upqWdHKAHBbsDlmecCKYiW01rKGhhRdzx-tkv6MT_-mwC8s0FMYxvxc4NjcdhxeJ93rdwII5mDcxLXCadgaY6kdc500pLP867l8tiClwdC1r4t-zyH7SusjKYxVb1K-TDLtjfNmSjuMmvYRpYY
    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Những loại thức ăn này còn được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần cũng như hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của tôm. Tôm mới thả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp do hạn chế được tối đa những nhược điểm của hai loại thức ăn chăn nuôi tôm còn lại.

Tại De Heus, chúng tôi mang đến cho người nuôi những giải pháp dinh dưỡng tối ưu phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người nuôi tôm với các ưu điểm như nguyên liệu và thành phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt dưới các yêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 22000:2005, GlobalG.A.P, thức ăn chăn nuôi tôm De Heus được phối chế từ những nguyên liệu ngoại nhập, phù hợp cân đối với nhu cầu dinh dưỡng của tôm, giúp cải thiện năng suất, gia tăng hiệu quả kinh tế, đem đến lợi nhuận cao.

Cho ăn đúng quy tắc

Việc cho ăn đúng quy tắc trong giai đoạn tôm mới thả được yêu cầu nghiêm ngặt như sau:

Loại thức ăn và cách cho ăn phù hợp cho giai đoạn thả nuôi:

qTi2XPzVNshREjtDnwkGCpPd20HC9cJYoejZ_IcXijrkci-K93CwobyqcjDJtaE074vX6Wf9K2vx0C1_QF4F5n8sm7JCbSCXoBkOzdeU1uTLRYrX6zDH-oXbSjtAYvKk0EQp25lDgm5RLV366p1qHXY

  • Thức ăn ở dạng bột mịn được khuyến cáo sử dụng đối với tôm mới thả nuôi từ 7-10 ngày. Khi cho ăn, cần tắt quạt nước và trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao, nên cho tôm ăn cách bờ 2-4m.
  • Đối với tôm thả nuôi sau 10 ngày, nên cho tôm ăn thức ăn dạng hạt nhỏ để tôm làm quen và dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn dư thừa. Thức ăn được cho vào sàng và đặt cách quạt nước 12-15cm, cứ mỗi 1.600-2000 m2 đặt một sàng, không đặt sàng ở góc ao.
  • Đối với tôm thả nuôi sau 15 ngày, bên cạnh thức ăn thông thường, bà con có thể bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường sức đề kháng và khả năng sống cho tôm.

Liều lượng thức ăn sử dụng cho từng giống tôm:

  • Đối với tôm sú, ngày đầu tiên sau khi thả giống cho ăn với liều lượng 1,2-1,5 kg/100.000 con giống, cứ 2 ngày tăng 0,2-0,3 kg/100.000 con giống;
  • Đối với tôm thẻ chân trắng, ngày đầu tiên cho 2,8-3 kg/100.000 con giống. Trong 10 ngày đầu tiên, mỗi ngày tăng 0,4 kg/100.000 con giống. Trong 10 ngày tiếp theo, mỗi ngày tăng 0,5 kg/100.000 con giống;

Mật độ cho ăn:

bvrCQRVAUJNUb0FiZMgJ_9l9E06oVuHko4PFd1-30BupxL8ufyFGf8xXruZqFSMf9MLsFLPOjiZAyemxgbmeqpV-PhV_v0aFNvrovSUqF_Fp3kNx9qCke7xbq1Ho7Vvp5hoSQ6k0fX9QbR4bOBe45nw

Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ngày, khi tôm được 30 ngày tuôi nên cho tôm ăn 4 bữa/ngày để tôm ăn mồi và tiêu hóa tốt hơn. Bà con cần lưu ý, liều lượng thức ăn có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc điều kiện ao nuôi, các yếu tố môi trường: chất lượng nước, thời tiết, pH,… Nguồn dinh dưỡng trong quá trình nuôi là một yếu tố cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng và năng suất. Do vậy, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách từ thời điểm tôm mới thả là điều nên được lưu tâm nhằm mang lại hiệu suất chăn nuôi rõ rệt, một vụ mùa bội thu cho bà con.

catovina
Tác giả catovina Admin
Bài viết trước Chìa Khoá Thành Công Trong Nuôi Tôm: Quản lý chất lượng nước

Chìa Khoá Thành Công Trong Nuôi Tôm: Quản lý chất lượng nước

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa

Quản Lý Ao Tôm Nước Lợ Trong Mùa Mưa
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo